Mua nhà là ước mơ của rất nhiều người. Tuy nhiên, việc 'an cư lạc nghiệp' luôn là một vấn đề nan giải đối với hầu hết mọi người. Trên thực tế, có rất nhiều hình thức hỗ trợ cho những người có nhu cầu mua nhà, bao gồm chính sách hỗ trợ, vay ngân hàng, hoặc người thân, và còn có cả việc mua nhà sổ chung. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thông tin mới và giải đáp những thắc mắc về việc "có nên mua nhà sổ chung hay không?".
Thế Nào Là Nhà Sổ Chung?
Nhà sổ chung là ngôi nhà mà trên sổ hồng, sổ đỏ, hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có ghi tên ít nhất hai người là chủ sở hữu. Trong trường hợp không có mối liên hệ ràng buộc như vợ chồng, con cái, và được nhà nước xác nhận. Thông thường, khi nói đến việc "có nên mua nhà sổ chung không", người mua nhà sẽ cân nhắc giữa hai vấn đề sau:
- Nhà đất có đủ điều kiện để tách riêng thành một sổ riêng, nhưng người bán vẫn chưa thực hiện việc tách sổ.
- Nhà đất chưa đủ điều kiện để tách riêng.
Vì vậy, nhà sổ chung sẽ có giá khác nhau. Tuy nhiên, chắc chắn rằng giá sẽ rẻ hơn so với giá thị trường, đây được xem như là một hướng đi giảm thiểu rủi ro nhiều nhất cho những người có thu nhập trung bình.
Hình ảnh minh họa: Nhà sổ chung là gì? Có nên mua nhà sổ chung?
Nhà Sổ Chung Ai Là Người Đứng Tên?
Theo quy định tại Điều 9 Luật đất đai năm 2013, khi nhiều người sở hữu chung một ngôi nhà và tài sản khác gắn liền với đất, giấy chứng nhận hoặc sổ đỏ, sổ hồng phải ghi đầy đủ họ tên của người đồng sở hữu. Ngoài ra, nếu các chủ sở hữu có nhu cầu, sẽ được cấp một giấy chứng nhận chung và có một người đại diện nhận. Và trách nhiệm của người này là ghi thông tin tên của những người có chung quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
Từ đó, khi mua nhà sổ chung, mọi quyền lợi của người mua sẽ được đảm bảo bình đẳng. Vì vậy, câu hỏi "có nên mua nhà sổ chung" hay "có nên mua nhà chung sổ hồng" có câu trả lời là có, vì đã có luật pháp bảo đảm lợi ích của từng cá nhân khi tham gia việc mua bán nhà đất.
Hình ảnh minh họa: Đối với sổ nhà chung thì người đứng tên là người đồng sở hữu ngôi nhà
Thủ Tục Khi Mua Nhà Sổ Chung
Điều đầu tiên bạn cần phải lưu ý: Người chuyển nhượng sẽ phải làm Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại Phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng trên địa bàn nơi ngôi nhà bạn đang định mua. Khi đi công chứng, cả hai bên (chuyển nhượng và được chuyển nhượng) cần mang bản chính các loại giấy tờ: Căn cước công dân hoặc CMND, hộ khẩu, giấy xác nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ).
Điều tiếp theo là: Khi hoàn tất thủ tục công chứng, các bên sẽ đến văn phòng đăng ký nhà đất tại địa bàn để làm thủ tục sang tên. Thủ tục này được quy định tại thông tư số 17/2019/TT-BTNMT về Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Thủ tục bao gồm tờ khai theo mẫu, 02 căn cước công dân hoặc CMND, hộ khẩu, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) 01 bản chính + 02 bản sao, 02 hợp đồng chuyển nhượng bản chính.
Hình ảnh minh họa: Cần lưu ý thủ tục khi mua nhà sổ chung
Nhà Sổ Chung Có Tách Sổ Được Không?
Không chỉ câu hỏi "có nên mua nhà sổ chung hay không" được nhiều người thắc mắc. Mà sau khi tìm hiểu về thủ tục mua nhà sổ chung, sẽ có nhiều bạn đọc hỏi rằng "vậy nhà sổ chung có tách sổ được không và như thế nào". Câu trả lời là có, nhưng cần phải lưu ý rằng diện tích nhà để tách sổ phải phù hợp với quy định tối thiểu ở mỗi khu vực, địa bàn. Vì mỗi nơi sẽ có quy định riêng và diện tích khác nhau, nên khi tách sổ cần phải biết có đảm bảo diện tích tối thiểu hay không.
Hình ảnh minh họa: Nhà sổ chung cũng có những mặt hạn chế khi vay ngân hàng, vậy có nên mua nhà sổ chung?
Quy Trình, Thủ Tục Tách Sổ Nhà Sổ Chung
Quy trình tách sổ nhà sổ chung bao gồm 3 bước cơ bản:
-
Bước 1: Nộp hồ sơ: Cá nhân, hộ gia đình, tổ chức nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai, nhà ở gần nhất nơi ngôi nhà đang tọa lạc (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh).
-
Bước 2: Tiếp nhận, giải quyết hồ sơ: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào sổ tiếp nhận hồ sơ, ghi ngày hẹn trả kết quả và gửi lại giấy hẹn cho người nộp hồ sơ. Các thủ tục đo đạc chia tách cho người sử dụng đất cũng sẽ được thực hiện.
-
Bước 3: Trả kết quả hồ sơ: Hồ sơ sẽ được trả trong thời hạn ba (03) ngày kể từ ngày có kết quả giải quyết hồ sơ, trừ khi có liên quan đến các trường hợp phức tạp (tranh chấp, quy hoạch).
Hình ảnh minh họa: Quy trình giải quyết thủ tục tách sổ nhà chung
Nhà Sổ Chung Có Vay Thế Chấp Ngân Hàng Được Không?
Trên cơ sở lý thuyết, khi có sổ đỏ và sổ hồng, người sở hữu đã có thể dùng chúng để vay thế chấp ngân hàng. Tuy nhiên, đối với nhà sổ chung, việc này hiếm khi xảy ra. Nguyên nhân là vì để một cá nhân có thể vay thế chấp, cần phải có đầy đủ chữ ký của các chủ đồng sở hữu. Và nếu các chủ sở hữu khác là người lạ, thì việc vay ngân hàng sẽ khó có thể xảy ra, vì hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam ít hoặc không cho vay đối với sổ hồng chung.
Hình ảnh minh họa: Nhà sổ chung cũng có những hạn chế khi vay ngân hàng, vậy có nên mua nhà sổ chung?
Có Nên Mua Nhà Sổ Chung?
Để trả lời cho câu hỏi có nên mua nhà chung sổ hồng hay không, chúng ta cần phân tích ưu và nhược điểm của nhà sổ chung.
Ưu điểm của mua nhà sổ chung:
- Thích hợp với những gia đình có thu nhập trung bình. Vì như đã nêu trên, giá của nhà sổ chung thường rẻ hơn rất nhiều so với nhà sổ riêng, điều này giúp việc mua nhà trở nên dễ dàng hơn cho người có tài chính vừa phải.
- Giảm khả năng mà chủ nhà sẽ quay lại cưỡng chế nhà. Vì nhà sổ chung được chia thành nhiều mảnh nhỏ khác nhau và có người đứng tên sở hữu khác nhau, nên khi chủ nhà có ý định cưỡng chế hay cướp lại nhà, khả năng cao sẽ khó thực hiện khi giao dịch đã hoàn thành.
Nhược điểm của nhà sổ chung:
- Rủi ro về mặt pháp lý: Vì lòng tin của những người mua chưa có nhiều hiểu biết về việc mua nhà hình thức này, không ít chủ nhà dùng những loại sổ hồng, sổ đỏ chung để qua mắt người mua. Hứa hẹn khi cọc đủ tiền sẽ tách thửa. Những giấy tờ này không có hiệu lực khi có tranh chấp.
- Vấn đề tranh chấp: Việc nhiều người cùng đồng sở hữu một tài sản, nhà đất cũng rất dễ xảy ra mâu thuẫn. Một vấn đề thường xuyên là tranh chấp về bức tường chung.
- Khó khăn khi chuyển nhượng, vay vốn ngân hàng: Hiện nay, nhà sổ chung không được phép vay vốn ngân hàng do các rắc rối về thủ tục pháp lý. Việc ký kết các thỏa thuận liên quan đến chuyển nhượng khi chưa được sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu là không thể. Vì vậy, việc "có nên mua nhà sổ chung" là vấn đề mà nhiều người muốn mua nhà quan tâm.
Hình ảnh minh họa: Người mua có cần cân nhắc nhiều khi lựa chọn có nên mua nhà sổ chung?
Chốt lại, để trả lời cho câu hỏi có nên mua nhà sổ chung hay không, theo như mọi người truyền tai nhau, câu trả lời là nên mua. Bởi vì việc mua nhà sổ chung cũng được rất nhiều người lựa chọn, vì giá mua nhà sẽ rẻ hơn so với giá thị trường chung, đem lại lợi ích lâu dài cho những người mua, đặc biệt là những người có thu nhập từ thấp đến trung bình.
Những Lưu Ý Khi Mua Nhà Sổ Chung
Sau khi đã nắm bắt được những vấn đề liên quan đến việc có nên mua nhà sổ chung, mời bạn cùng lưu ý thêm trong quá trình tiến hành giao dịch, cần phải đảm bảo những điều sau:
Trước khi mua:
- Kiểm tra kỹ lưỡng về vấn đề nhà được chuyển nhượng hay không? Có tranh chấp nào đã và sẽ xảy ra không?
- Tham khảo những bài báo liên quan "có nên mua nhà sổ hồng chung" để có được một góc nhìn thực tế về hiện trạng nhà sổ chung hiện nay.
- Tìm hiểu thêm về thông tin của những người chủ đồng sở hữu chung đối với ngôi nhà.
- Kiểm tra các giấy tờ pháp lý có đầy đủ không? Cần thiết như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà và các giấy tờ chứng minh quyền của người bán nhà.
Trong khi giao dịch:
- Cần phải rõ ràng, cụ thể trong từng thỏa thuận về sở hữu chung riêng, nghĩa vụ của các bên.
- Trong trường hợp không thể tách thửa, người mua cần yêu cầu chuyển nhượng một phần để cùng đứng tên chung sổ và có giấy tờ minh chứng.
Hình ảnh minh họa: Những lưu ý cần để tâm khi phân vân có nên mua nhà sổ chung
Lời Kết
Trên đây là những thông tin cơ bản về việc có nên mua nhà sổ chung và những điều cần phải quan tâm và lưu ý. Hãy cập nhật thông tin mới nhất về bất động sản tại Mogi.vn để biết thêm thông tin chi tiết và các tin tức liên quan khác.