Hiện nay, việc mua chung cư trả góp không còn quá xa lạ với người dân Việt Nam, đặc biệt là người dân tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP. HCM. Mua căn hộ trả góp được xem là một giải pháp tài chính rất tốt đối với những cặp vợ chồng trẻ, hay những bạn trẻ có thu nhập tài chính ổn định.
Caption: Có nên mua chung cư trả góp?
Hầu hết các dự án chung cư mở bán đều tạo điều kiện cho quý khách hàng mua chung cư trả góp. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về quy trình cũng như thủ tục mua chung cư trả góp như thế nào.
Hiểu được những băn khoăn của khách hàng, hôm nay chúng ta sẽ chia sẻ với bạn những kinh nghiệm mua chung cư trả góp cũng như những điều cần biết khi mua chung cư trả góp để có thể sở hữu được ngôi nhà đầu tiên của bản thân và gia đình.
Mua chung cư trả góp là gì?
Mua chung cư trả góp là không cần phải thanh toán 100% giá trị căn nhà tại thời điểm mua mà chỉ trả trước 70% giá trị căn nhà, bằng cách thế chấp luôn căn nhà định mua hoặc dùng tài sản thế chấp để đảm bảo khoản vay cho ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác.
Số tiền vay gốc và lãi vay sẽ được trả dần theo thời gian thanh toán cùng với mức lãi suất do hai bên cho vay và đi vay thỏa thuận.
Các hình thức vay mua chung cư trả góp
Thực tế hiện nay cho thấy nhiều bạn trẻ sử dụng ngân hàng làm đòn bẩy tài chính, nhưng chưa thực sự nắm rõ được những hình thức cho vay mua căn hộ trả góp. Giữa hai hình thực vay tín chấp và vay thế chấp, nên lựa chọn hình thức nào là tốt nhất?
Hãy theo dõi bảng so sánh dưới đây:
So sánh | Vay thế chấp | Vay tín chấp |
---|---|---|
Điều kiện vay | Cần thế chấp tài sản | Không cần tài sản đảm bảo |
Ưu điểm | Được vay số vốn lớn | Lãi suất thấp, thủ tục đơn giản |
Nhược điểm | Phải có tài sản thế chấp | Thời gian xét duyệt lâu |
Lãi suất | Trung bình 1% | Rất cao, cần cân nhắc trước khi vay |
Hình thức thanh toán khi mua chung cư trả góp
Khi mua chung cư trả góp, có 2 hình thức thanh toán đó chính là trả chậm, trả dần và trả toàn bộ tiền mua chung cư:
Khi mua chung cư trả góp với hình thức trả chậm, trả dần thì các bên có thể thỏa thuận theo hình thức này theo Điều 125 Luật Nhà ở năm 2014 và ghi vào hợp đồng mua bán nhà ở.
Nếu sử dụng hình thức mua trả toàn bộ số tiền nhưng lại không đủ tài chính để trả ngay cho bên chủ chung cư, người mua chung cư có thể vay ngân hàng trên chính sổ hồng của căn chung cư để trả nợ.
Nếu bạn không có đủ tiền, đặc biệt là những bạn trẻ thì việc vay thế chấp hoặc tín chấp để mua chung cư trả góp với một số vốn mà bạn có trước đó sẽ góp phần giúp bạn có một nơi ở tốt hơn. Người xưa thường nói “an cư, lạc nghiệp”, chỉ khi nào thực sự an tâm về nơi ở và xây dựng tổ ấm thì mới dễ dàng thành công trong sự nghiệp.
Tại các thành phố lớn hiện nay, dân nhập cư càng tăng nhưng quỹ đất lại có hạn. Nhu cầu sinh sống an cư ngày càng tăng nhưng các dự án chung cư ngày càng khan hiếm, dẫn đến tình trạng cầu tăng.
Vì vậy giá trị chung cư ngày càng tăng theo từng thời điểm. Suy ra nếu bạn sở hữu những căn hộ tại các quận trung tâm thì sẽ đem lại nguồn thu nhập ổn định nhờ việc cho thuê hàng tháng.
Thông thường các dự án chung cư đều được các chủ đầu tư liên kết với các ngân hàng, để đưa ra phương pháp tài chính ưu đãi hỗ trợ cho khách hàng với lãi suất ưu đãi trong những năm đầu tiên.
Hạn chế khi mua chung cư trả góp là gì?
Sau khi mua chung cư trả góp thành công thì khách hàng cần thanh toán gốc và lãi cho ngân hàng hàng tháng. Đặc biệt nếu hết thời gian lãi suất ưu đãi, ngân hàng sẽ áp dụng lãi suất thả nổi. Do đó khách hàng cần xác định rõ ràng khả năng tài chính của mình, và lên kế hoạch trả lãi rõ ràng để không bị đảo lộn cuộc sống sau này với những áp lực tiền bạc.
9 kinh nghiệm khi mua chung cư trả góp (cần lưu ý)
Hiện nay việc mua chung cư trả góp ở các thành phố lớn trở nên rất phổ biến. Để tránh rủi ro trong việc mua chung cư trả góp ở các thành phố lớn, khách hàng hãy lưu ý những điều dưới đây:
- Vốn tự có: Đây là một điều vô cùng quan trọng mà khách hàng cần lưu ý để có được một bài toán mua chung cư trả góp một cách thuận lợi nhất. Nếu có dự định mua, bạn cần có mức tài chính khoảng 60% căn hộ sau đó đó vay ngân hàng thêm 40%.
Có rất nhiều trường hợp “cố quá thành quá cố” khi có chuyện xảy ra sẽ rất khó có thể chi trả, đặc biệt là tình hình dịch bệnh covid 19 vừa qua, rất nhiều người đã phải cắt lỗ bán căn hộ. Đây là một phần rất quan trọng trong việc quản lý tài chính của người mua.
- Lãi suất ngân hàng: Bất kể bạn có làm một việc gì có liên quan đến vay vốn, lãi suất ngân hàng là điều bạn cần ưu tiên quan tâm. Nếu khách hàng vay theo dạng thương mại (vay trả lãi suất ngay), lãi suất ngân hàng sẽ có các mức cố định như là 1 hoặc 2 đến 3 năm đầu tiên. Thông thường lãi suất cố định sẽ rơi vào khoảng từ 6-8%.
Đối với các dự án mới mở bán thường thời gian đầu sẽ có lãi suất 0%, thời gian lãi suất 0% này là thời gian vô cùng quan trọng để khách hàng có thêm thời gian để tiết kiệm và trả bớt khoản vay của mình.
- Thu nhập: Trước khi đặt bút kí vào hợp đồng mua chung cư trả góp, khách hàng cần cân đối thu nhập một cách an toàn và hợp lý nhất để có kế hoạch trả nợ cho ngân hàng.
Số tiền trả gốc và lãi hàng tháng không nên quá 50% thu nhập của cá nhân hoặc gia đình. Tối ưu nhất là khoảng 30-40% thu nhập, để có thể thanh toán cho ngân hàng cũng như chi trả mức sống một cách thoải mái và nhẹ nhàng.
-
Nhu cầu cụ thể của gia đình: Tuỳ vào số lượng thành viên cũng như nhu cầu của gia đình để có thể lựa chọn những căn hộ khác nhau, từ đó đưa ra quyết định mua căn hộ phù hợp với nhu cầu cũng như kinh tế của gia đình.
-
Check kĩ CIC (tạo lịch sử tín dụng tốt): Kiểm tra rõ ràng về lịch sự tín dụng để xem rằng khách hàng thuộc nhóm nợ số mấy, để ngân hàng đưa ra quyết định có duyệt khoản vay cho khách hàng hay không. Vì vậy không nên sài thẻ tín dụng một cách bừa bãi để ảnh hưởng đến những giao dịch lớn sau này.
-
Thời gian vay: Hiện tại đối với thị trường bất động sản thì ngân hàng chỉ cho vay trong khoảng thời gian tối đa 20-25 năm. Khi thời gian vay càng dài thì sẽ đem lại nhiều lợi thế hơn cho quý khách hàng, đó chính là số tiền gốc và lãi hàng tháng những năm đầu sẽ giảm bớt đi.
-
Lãi suất sau ưu đãi: Sau khi hết lãi suất ưu đãi thời gian đầu, lãi suất của ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng thả nổi theo thị trường. Với biên độ rơi vào khoảng 3.5-4%.
-
Trả nợ trước hạn: Đôi khi sẽ có những trường hợp khách hàng đặt bút kí mua mà không đọc rõ các điều khoản về phí trả nợ trước hạn.
Nếu khách hàng kí hợp đồng vay 20 năm, nhưng tại một thời điểm thích hợp khách hàng có đủ tiền trả nợ trước khoảng thời gian 20 năm trước đó và phải đóng một khoản phí phạt. Vì vậy hãy đọc rõ hợp đồng nhé.
- Mua bảo hiểm vay: Khi khách hàng mua chung cư trả góp và vay ngân hàng thì tất cả tài sản đều phải thế chấp vào ngân hàng. Để đảm bảo tránh rủi ro cho tài sản của mình, quý khách hàng cần mua gói bảo hiểm cho tài sản của mình.
Những điều cần biết khi mua chung cư trả góp
1. Quy trình và thủ tục khi mua chung cư trả góp
Vay tiền mua chung cư trả góp đang được xem là phương án tối ưu, được nhiều người quan tâm. Vì đây chính là thời điểm mà người vay được hưởng nhiều các lãi suất tốt nhất từ các ngân hàng. Tuy nhiên, thủ tục và quy trình mua chung cư trả góp ra sao, phải làm như thế nào để được hưởng nhiều ưu đãi?
Để giải bài toán vay tiền ngân hàng mua chung cư trả góp một cách tốt nhất, bạn cần nắm rõ quy trình và thủ tục: bao gồm 4 bước
Bước 1: Chuẩn bị kĩ và đầy đủ hồ sơ, giấy tờ
Hồ sơ giấy tờ bao gồm: giấy đề nghị vay vốn theo mẫu quy định cho ngân hàng cho vay mua nhà chung cư trả góp, giấy tờ hồ sơ pháp lý như CMND/Hộ chiếu/KT3, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của người đi vay, giấy tờ chứng minh tài sản cá nhân, giấy tờ chứng minh nhu cầu và mục đích vay vốn, giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu tài sản đảm bảo và tài sản thế chấp,…
Bước 2: Liên hệ nhân viên ngân hàng để thẩm định
Sau khi đã cung cấp hồ sơ giấy tờ một cách đầy đủ, nhân viên ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định và định giá tài sản thế chấp của bạn, đó có thể là căn nhà bạn định mua hoặc tài sản thế chấp khác tùy theo phương thức vay bạn lựa chọn.
Quy trình thẩm định thông thường bao gồm: kiểm tra lịch sử tín dụng & điểm tín dụng của người vay, thẩm định qua trao đổi điện thoại, thẩm định thực tế nơi cư trú, nơi làm việc/kinh doanh và đi thực địa để định giá tài sản đảm bảo.
Bước 3: Giải ngân và đưa ra quyết định có cho vay hay không
Sau khi ngân hàng đã tiến hành thẩm định về tài sản cũng như định giá về tài sản xong, sau đó mới đưa ra quyết định chấp thuận cấp tín dụng và tiến hành các thủ tục liên quan đến giải ngân khoản vay.
Nếu khách hàng chưa hoàn thành thủ tục sang tên thì cả ba bên (mua, bán, và ngân hàng) phải kí thoả thuận giải ngân phong tỏa sổ tiết kiệm/mở tài khoản tạm khóa đối với khoản tiền giải ngân cho bên mua.
Sau khi ký kết hợp đồng, ngân hàng giải ngân khoản vay vào sổ tiết kiệm/tài khoản tạm khóa đứng tên người bán và phong tỏa toàn bộ số tiền này trong quá trình hai bên mua bán thực hiện thủ tục sang tên theo quy định của pháp luật.
Ngân hàng sẽ mở sổ tiết kiệm/tài khoản tạm khóa cho bên bán sau khi người vay vốn (người mua bđs) ký hợp đồng thế chấp công chứng và thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo theo quy định.
Nếu khách hàng đã hoàn thành thủ tục sang tên thì sẽ đơn giản hơn khi đó các bên ký hợp đồng thế chấp công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và ngân hàng giữ bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu sổ hồng trước khi giải ngân cho khách hàng.
Bước 4: Giám sát tín dụng và thanh lý hợp đồng
Trong suốt quá trình vay vốn, nhân viên tín dụng của ngân hàng sẽ thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng khoản vay của khách hàng có đúng mục đích, cũng như đảm bảo khách hàng vẫn đủ khả năng trả nợ hay không để đảm bảo khả năng thu nợ.
Sau thời hạn vay, khi khách hàng đã trả hết nợ và lãi thì ngân hàng sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng, kết thúc hợp đồng vay mua căn hộ trả góp.
Kết luận
Mua chung cư trả góp là giải pháp tối ưu cho những gia đình trẻ tại các thành phố lớn hiện nay. Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ để giúp khách hàng chủ động và dễ dàng hơn khi mua chung cư trả góp.
Nếu cần hỗ trợ, tư vấn hoặc có thắc mắc về vấn đề này, hãy để lại thông tin hoặc liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.