Xem thêm

Thông tin chi tiết Quy Hoạch Nhà Bè 2021-2025, định hướng đến 2030

Ngày 6-5-2020, huyện Nhà Bè, TP.HCM tổ chức Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Nhà Bè lần thứ XII nhiệm kỳ 2020 - 2025. Tại đại hội, biểu dương những thành quả mà huyện...

Ngày 6-5-2020, huyện Nhà Bè, TP.HCM tổ chức Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Nhà Bè lần thứ XII nhiệm kỳ 2020 - 2025. Tại đại hội, biểu dương những thành quả mà huyện Nhà Bè đạt được trong nhiệm kỳ vừa qua. Bí thư thành ủy Tp.HCM Nguyễn Thiện Nhân đề nghị huyện Nhà Bè giai đoạn 2020-2025 cần khai thác mọi nguồn lực để xây dựng huyện này thành quận có cơ cấu kinh tế thương mại - dịch vụ - công nghiệp là chủ yếu. Từ đó hoàn thiện quy hoạch để đưa huyện Nhà Bè lên quận.

Do đó, thông tin quy hoạch Nhà Bè được rất nhiều người quan tâm tìm hiểu, khi đây là mảnh đất nhiều tiềm năng được UBND thành phố đưa ra định hướng phát triển thành khu đô thị kinh tế nhộn nhịp và sầm uất của TP.HCM.

I. Thông tin tổng quát về huyện Nhà Bè

Huyện Nhà Bè nằm về phía Đông Nam của TP.HCM, cách khu vực trung tâm thành phố khoảng 10km. Nhà Bè có diện tích tự nhiên là 100,41km2 (khoảng 10.000ha). Theo số liệu thống kê năm 2019, dân số huyện Nhà Bè là 206.837 người, mật độ dân số đạt 2.060 người/km².

II. Địa giới hành chính huyện Nhà Bè:

  • Phía Bắc giáp quận 7 - Khu vực phát triển nhộn nhịp nhất với hạt nhân đi đầu là khu đô thị nhà ở cao cấp Phú Mỹ Hưng.
  • Phía Nam giáp huyện Cần Giuộc (Long An)
  • Phía Đông giáp sông Nhà Bè, ngăn cách với huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) và sông Soài Rạp, ngăn cách với huyện Cần Giờ
  • Phía Tây giáp huyện Bình Chánh - Đô thị vệ tinh mới của Sài Gòn trong tương lai.

Vị trí huyện Nhà Bè trên bản đồ địa lý Việt Nam Bản đồ quy hoạch Nhà Bè.

III. Hành chính

Huyện Nhà Bè có 7 đơn vị hành chính cấp xã gồm 1 thị trấn và 6 xã: thị trấn Nhà Bè, xã Phước Kiển, xã Nhơn Đức, xã Long Thới, xã Phước Lộc, xã Phú Xuân và xã Hiệp Phước.

IV. Các trục đường huyết mạch của huyện Nhà Bè

  • Đường Nguyễn Hữu Thọ, lộ giới quy hoạch 60m
  • Đường Nguyễn Văn Tạo, lộ giới quy hoạch 60m, chiều rộng thực tế 16m
  • Đường Lê Văn Lương, lộ giới quy hoạch 40m
  • Đường Huỳnh Tấn Phát, lộ giới 24m
  • Đường Nguyễn Bình, lộ giới 15m

V. Quy hoạch Nhà Bè giai đoạn 2020-2025

Để huyện Nhà Bè có thể phát triển một cách ổn định, lâu dài, chính quyền TP.HCM đã đưa ra đề án quy hoạch huyện Nhà Bè năm 2020, định hướng đến năm 2030, hướng tới trở thành khu đô thị sầm uất, nhộn nhịp trong tương lai gần.

Sở hữu thế mạnh là có vị trí địa lý kinh tế giáp biển, Nhà Bè được định hướng phát triển mạnh về hoạt động kinh tế công nghiệp Cảng, thương mại và dịch vụ, trong đó chú trọng phát triển kinh tế theo hướng Cảng biển. Quy hoạch huyện Nhà Bè năm 2020 là nơi hình thành những khu đô thị và một số khu chức năng hành chính quan trọng của thành phố, cũng là nơi được đầu tư mạnh mẽ về hạ tầng giao thông và hạ tầng kỹ thuật của khu vực phía Nam thành phố. Huyện Nhà Bè sẽ trở thành một khu đô thị mới tại Phước Kiển, Nhơn Đức. Các dự án khu đô thị sẽ mọc lên ở hai bên đường Nguyễn Hữu Thọ và khu cảng Hiệp Phước, cho phép Nhà Bè hấp dẫn, thu hút lượng lớn cư dân đến sinh sống và làm việc. Theo dự đoán trước đó, dân số Nhà Bè năm 2020 đạt đến con số 400.000 người.

Bản đồ quy hoạch Nhà Bè. Bản đồ quy hoạch Nhà Bè.

Đổi mới quản lý, trong đó, xây dựng đô thị thông minh đi đôi với cải cách hành chính, chuẩn bị hạ tầng cho phát triển thương mại, dịch vụ. Mặt khác, cần quy hoạch lại sử dụng đất, quy hoạch hạ tầng nhằm phát triển kinh tế dịch vụ. Mục tiêu hướng tới là phát triển dịch vụ chất lượng cao phục vụ cư dân tại chỗ và nhu cầu của cả thành phố, cả nước và nước ngoài, tạo ra sản phẩm giá trị gia tăng cao.

Mục tiêu trước năm 2025, Nhà Bè sẽ được duyệt quy hoạch lên quận và trước năm 2030 sẽ được công nhận là quận.

VI. Quy hoạch xây dựng các cụm dân cư

Cụm dân cư đô thị

Hệ thống cụm dân cư đô thị huyện Nhà Bè gồm:

Cụm dân cư số 1: Có diện tích 1.020 ha theo quy hoạch, dân số dự kiến 100.000 người, gồm khu vực thị trấn Nhà Bè và xã Phú Xuân. Cụm dân cư này được quy hoạch thành KDC hiện hữu nằm dọc theo trục đường Huỳnh Tấn Phát, đường Nguyễn Bình và được đầu tư về hạ tầng kỹ thuật cho phù hợp với phát triển đô thị.

Cụm dân cư số 2: Có diện tích khoảng 655 ha theo quy hoạch với quy mô dân số khoảng 75.000 người, bao gồm xã Phước Kiển mặt phía Bắc Nhà Bè, phát triển dọc theo 2 tuyến đường Lê Văn Lương và Nguyễn Hữu Thọ. Cụm dân cư này thuộc KDC mới với hạ tầng đồng bộ, nằm giữa nhà ở thấp tầng và các tòa nhà cao tầng.

Theo chủ trương quy hoạch Nhà Bè giai đoạn 2020-2025, trên địa bàn huyện sẽ hình thành 4 cụm dân cư đô thị và 2 cụm dân cư nông thôn. Theo chủ trương quy hoạch Nhà Bè giai đoạn 2020-2025, trên địa bàn huyện sẽ hình thành 4 cụm dân cư đô thị và 2 cụm dân cư nông thôn.

Cụm dân cư số 3: Có diện tích 890ha theo quy hoạch và quy mô dân số ước tính đạt 125.000 người. Cụm dân cư số 3 bao gồm các KDC mới thuộc xã Phước Kiển, xã Nhơn Đức và sẽ trở thành khu đô thị sầm uất trong tương lai.

Cụm dân cư số 4: Có diện tích 550ha, quy mô dân số 60.000 người, gồm xã Hiệp Phước, xã Long Thới. Cụm dân cư này được quy hoạch đồng bộ với cụm cảng Hiệp Phước và KDC hiện hữu, được bố trí dọc theo trục đường Nguyễn Văn Tạo.

2 cụm dân cư nông thôn

Ngoài quy hoạch phân bổ 4 cụm dân cư đô thị thì huyện Nhà Bè cũng có 2 khu dân cư nông thôn là phía Tây xã Phước Lộc và phía Tây xã Nhơn Đức. Tổng diện tích của 2 khu là 725ha, quy mô dân số khoảng 40.000 người. Theo quy hoạch huyện Nhà Bè, tại các khu vực này sẽ tập trung phát triển chuyên canh về nông nghiệp nhằm đảm bảo nguồn cung cấp lương thực, đồng thời tạo mảng xanh và không gian mở.

Khu công nghiệp và dịch vụ

Bên cạnh đó, huyện Nhà Bè cũng phát triển khu công nghiệp Hiệp Phước với quy mô 2.000ha cùng các khu tiểu thủ công nghiệp tại các xã Long Thới, Phước Lộc, Phước Kiển, tổng kho xăng dầu, khu trung tâm thủy sản.

Khu dân cư hiện hữu có mật độ xây dựng từ 40-50%, khu nhà ở mới có mật độ xây dựng 30-35%. Đặc biệt, nhằm mang lại bầu không khí trong lành, giảm thiểu tiếng ồn, xen kẽ giữa các khu dân cư và khu công nghiệp là các mảng xanh, hướng tới xây dựng một đô thị vừa hiện đại, vừa văn minh.

VII. Các công trình giao thông công cộng được triển khai trong thời gian tới

  • Đưa vào sử dụng cầu Phước Lộc nối liền xã Phước Kiển và Phước Lộc và đường Đào Sư Tích
  • Hầm chui tại nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ
  • Hoàn thành tuyến bờ kè Rạch Long Kiểng thuộc xã Phước Kiển
  • Xây mới cầu bê tông Long Kiểng, Rạch Đĩa 1 thay cho các cây cầu sắt trên đường Lê Văn Lương
  • Triển khai xây dựng cầu Bình Khánh kết nối với huyện Cần Giờ
  • Ngoài ra còn có tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành đi qua huyện Nhà Bè cũng được đưa vào sử dụng

VIII. Quy hoạch giao thông huyện Nhà Bè

Huyện Nhà Bè đẩy mạnh việc xây dựng hệ thống giao thông đối nội và đối ngoại dành cho đường bộ, đường sắt, đường thủy.

  • Xây dựng tuyến đường sắt chuyên sắt chuyên dụng phía Nam của huyện Nhà Bè đi từ đường sắt quốc giá đến khu cảng Hiệp Phước, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và giao thương.
  • Xây dựng đường cao tốc liên vùng phía Nam, đay là vành đai cao tốc nối TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Tây, miền Đông với cơ sở hạ tầng được đầu tư khủng đảm bảo về việc di chuyển tốc độ cao.
  • Đối với các tuyến đường bộ tiếp tục cải tạo, nâng cấp lộ giới theo bản quy hoạch đã được duyệt, đảm bảo khai thác hiệu quả về chức năng giao thông và tỷ lệ, mật độ giao thông phù hợp.
  • Đối với tuyến đường thủy có chức năng thông thủy vẫn sẽ được tiếp tục quy hoạch theo quyết định của UBND thành phố.

IX. Lợi thế và tiềm năng phát triển của huyện Nhà Bè

Huyện Nhà Bè sở hữu mạng lưới sông ngòi tự nhiên dày đặc thuận lợi cho việc mở rộng hệ thống giao thông đường thủy và cảng nước sâu phù hợp để đón tàu thuyền có tải trọng lớn. Đây chính là cơ hội cho phép Nhà Bè trở thành trung tâm xuất nhập khẩu của thành phố và của cả nước, thúc đẩy lưu thông hàng hóa theo đường thủy với ĐBSCL và miền Đông Nam Bộ.

Lợi thế quỹ đất dồi dào, có hạt nhân khu công nghiệp cảng Hiệp Phước, Nhà Bè đã thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn phát triển đô thị, đồng thời công nghiệp cảng sẽ tạo động lực phát triển mạnh trong tương lai.

Vài năm gần đây, cơ sở hạ tầng được đầu tư mạnh, tạo động lực cho quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng. Nền kinh tế có những chuyển biến rõ rệt về cơ cấu, trong đó, mức tăng trưởng tốt nhất thuộc về ngành công nghiệp, dịch vụ.

Trong lĩnh vực bất động sản, Nhà Bè được nhiều chủ đầu tư uy tín lựa chọn để đầu tư, đây được coi là động lực to lớn thúc đẩy quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh hơn.

Theo Khánh An (T.H)

Nguồn https://batdongsan.com.vn/

1