Xem thêm

Đường đôi là gì? Phân biệt với đường 2 chiều và đường 1 chiều

Khi tìm hiểu về giao thông đường bộ, chúng ta sẽ thường nghe đến thuật ngữ "đường đôi". Vậy đường đôi là gì? Làm sao để phân biệt đường đôi với các loại đường khác?...

Khi tìm hiểu về giao thông đường bộ, chúng ta sẽ thường nghe đến thuật ngữ "đường đôi". Vậy đường đôi là gì? Làm sao để phân biệt đường đôi với các loại đường khác? Và khi tham gia giao thông trên đường đôi, chúng ta cần lưu ý gì? Tất cả những câu hỏi này sẽ được giải đáp trong bài viết này.

Đường đôi là gì? Thế nào là đường 2 chiều? Đường 1 chiều?

Trước khi tìm hiểu về "đường đôi là gì?", chúng ta cần hiểu khái niệm về các loại đường trong giao thông đường bộ, bao gồm đường đôi, đường 2 chiều và đường 1 chiều.

Khái niệm đường đôi là gì? Khái niệm đường đôi là gì?

  • Đường đôi: Đường đôi có dải phân cách ở giữa đường, làm đặc điểm nhận diện. Dải phân cách này có thể được xây dựng bằng bê tông, đất dự trữ, bó vỉa hoặc hộ lan,... Đường đôi cho phép lưu thông 2 chiều, một chiều đi và một chiều về.

  • Đường 2 chiều: Đường 2 chiều gồm hai làn đường ngược nhau. Ở giữa đường 2 chiều sẽ có vạch kẻ đường để chia làn.

  • Đường 1 chiều: Đây là đường chỉ cho phép các phương tiện giao thông di chuyển theo một hướng nhất định.

Trong số ba loại đường trên, đường đôi và đường 2 chiều có nhiều điểm chung và dễ gây nhầm lẫn. Ba loại đường này là phổ biến nhất tại Việt Nam.

Vì vậy, các người điều khiển phương tiện giao thông cần hiểu rõ thông tin liên quan đến những tuyến đường này. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại đường này, đặc biệt là đường đôi là gì, dưới đây là một số ví dụ và thông tin cần lưu ý.

Những trường hợp thực tế được coi là đường đôi

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về "đường đôi là gì?", dưới đây là một số dạng đường đôi phổ biến tại Việt Nam để bạn tham khảo.

Đường đôi có dải phân cách Đường đôi có dải phân cách biến tấu thành nơi trồng cây, đường dành cho người đi bộ

Dải phân cách Dải phân cách đường đôi phổ biến nhất là rào chắn bằng kim loại cứng

Đường đôi Đường đôi có dải phân cách là con kênh, rạch hoặc khoảng đất dự trữ

Ngoài hình ảnh mẫu về đường đôi, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau khi tìm hiểu "đường đôi là gì?":

  • Đặc điểm xác định dễ dàng nhất của đường đôi là có dải phân cách ở giữa. Nếu con đường đôi mà bạn hay đi qua không có dải phân cách, thì nó sẽ trở thành đường 2 chiều.

  • Trong trường hợp một phần đường của đường đôi cần sửa chữa, được rào chắn lại không thể lưu thông và chỉ có thể di chuyển qua nửa phần đường còn lại, thì đó cũng không được coi là đường đôi mà là đường 2 chiều.

Hiện nay, đường đôi thường cho phép phương tiện lưu thông với tốc độ cao hơn so với các loại đường khác.

Hướng dẫn đi đúng luật trên đường đôi?

Để di chuyển trên đường đôi an toàn và đúng quy định giao thông, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Theo Luật giao thông đường bộ, xe gắn máy được phép đi ở bất kỳ làn đường nào trên đường đôi. Tuy nhiên, xe gắn máy nên đi ở phía bên phải của làn đường nếu có tốc độ di chuyển thấp. Nếu đi xe gắn máy với tốc độ thấp mà di chuyển ở bên trái làn đường, bạn sẽ bị xử phạt theo quy định.

  • Khi bạn muốn chuyển làn trên đường đôi, hãy sử dụng xi nhan để xin đường và chuyển làn từ từ, quan sát các phương tiện phía trước và phía sau.

Quy định về tốc độ khi di chuyển trên đường đôi

Ngoài lưu ý về cách di chuyển đúng quy định giao thông trên đường đôi, bạn cũng cần chú ý đến tốc độ di chuyển của phương tiện mà bạn điều khiển:

  • Các phương tiện cơ giới di chuyển trên đường đôi được phép sử dụng vận tốc tối đa là 60km/h.

  • Các loại xe ô tô như ô tô 4 chỗ, ô tô 7 chỗ, ô tô chở 30 người trở lên (trừ xe bus), ô tô có tải trọng dưới 3,5 tấn được di chuyển với vận tốc tối đa 90km/h.

  • Ô tô chở từ 30 người trở lên và ô tô có tải trọng trên 3,5 tấn được di chuyển với vận tốc tối đa 80km/h.

  • Xe bus, xe ô tô đầu kéo, mô tô, xe ô tô chuyên dụng (trừ ô tô trộn vữa/trộn bê tông) được di chuyển với vận tốc tối đa 70km/h.

  • Ô tô rơ moóc, xe trộn vữa, trộn bê tông và các loại xe kéo khác được di chuyển với vận tốc tối đa 60km/h.

  • Các loại xe chuyên dụng, xe điện, xe gắn máy hoặc các loại xe tương tự nên di chuyển với tốc độ tối đa 40km/h.

Chú ý vận tốc Chú ý vận tốc khi tham gia giao thông

Việc nắm chắc quy định về vận tốc khi điều khiển phương tiện trên đường đôi là vô cùng quan trọng. Đây không chỉ là trách nhiệm của người tham gia giao thông để bảo đảm an toàn cho bản thân và những người xung quanh, mà bạn còn có thể bị xử phạt nếu điều khiển phương tiện với vận tốc sai quy định.

Mức xử phạt khi đi sai luật trên đường đôi

Mức phạt đối với người chuyển làn không cho phép hoặc không có báo trước sẽ bị xử phạt từ 300.000 - 400.000 VNĐ.

Nếu đi sai làn đường, không đi bên phải đường theo làn đường được phép di chuyển hoặc đang đi đúng làn lại di chuyển sai làn sẽ bị phạt từ 800.000 đến 1.200.000 VNĐ.

Mức xử phạt Mức xử phạt đối với người tham gia giao thông trên đường đôi sai luật lên đến 3 triệu đồng

Chung quy các trường hợp đi sai làn đường, di chuyển sai làn đường không cho phép hoặc không báo hiệu trước đều sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Hiện nay, người tham gia giao thông có thể bị xử phạt mức phạt lên đến 2.000.000 - 3.000.000 VNĐ.

Tuỳ thuộc vào lỗi vi phạm và loại phương tiện giao thông mà cảnh sát giao thông sẽ áp dụng mức phạt tương ứng. Vì vậy, để tránh bị xử phạt hành chính, hãy chú ý tuân thủ quy định giao thông đường bộ.

Để tham gia giao thông an toàn, bạn có thể tham khảo để mua xe ô tô và nắm kiến thức về xe ô tô dưới đây:

Nên tham gia giao thông an toàn

Phân biệt giữa đường đôi và đường hai chiều?

Dựa trên những thông tin đã được tổng hợp và phân tích ở trên, hi vọng bạn đã phân biệt được đường đôi và đường 2 chiều. Để làm rõ hơn vấn đề, bạn có thể phân biệt đường đôi và đường 2 chiều như sau:

  • Đường đôi: Có 2 làn đường và có dải phân cách ở giữa.

  • Đường 2 chiều: Có 2 làn đường di chuyển theo hướng ngược nhau và có vạch kẻ đường để chia làn.

Cách phân biệt Cách phân biệt đường 2 chiều với đường đôi là gì?

Ngoài cách phân biệt trên, bạn cũng có thể dựa vào biển báo giao thông để phân biệt đường đôi và đường 2 chiều. Các biển báo giúp bạn tham gia giao thông an toàn và đúng quy định.

Những biển báo quan trọng liên quan đến đường đôi và đường 2 chiều

Biển báo là các biểu tượng đại diện cho quy định và chỉ dẫn giao thông. Chúng nhắc nhở người tham gia giao thông về cách di chuyển để đảm bảo an toàn và duy trì trật tự giao thông. Vì vậy, khi tham gia giao thông, đặc biệt là người điều khiển phương tiện giao thông, cần nắm rõ nội dung của các loại biển báo.

Một số biển báo Một số biển báo quan trọng liên quan đến giao thông đường bộ

Biển cảnh báo đối với đường đôi

Đầu tiên, cần kể đến các loại biển cảnh báo đối với đường đôi và đường 2 chiều. Trong đó bao gồm:

  • Biển W.235 - Biển báo đường đôi: Đây là biển chỉ ra đoạn đường đôi có dải phân cách cứng. Đây là loại biển cảnh báo nguy hiểm được đặt ở đầu các đoạn đường đôi nhằm nhắc nhở người tham gia giao thông chú ý đi đúng phần đường, làn đường quy định.

  • Biển W.236 - Biển kết thúc đường đôi: Đây là biển thông báo cho người tham gia giao thông biết đoạn đường đôi sắp kết thúc. Khi gặp biển này, bạn sẽ đi hết đoạn đường có dải phân cách ở giữa. Vì vậy, hãy chú ý đi đúng làn đường, tránh va chạm với xe đi ở chiều ngược lại do không còn dải phân cách để chia làn.

Nội dung biển báo Nội dung biển báo đường đôi là gì?

Cách phân biệt 2 loại biển báo đường đôi là:

  • Biển báo bắt đầu đoạn đường đôi có hình vẽ con đường ở phía trên. Còn biển báo kết thúc đường đôi có hình vẽ con đường nằm phía dưới của biển báo.

Biển cảnh báo đối với đường 2 chiều

  • Biển đường 2 chiều - Biển W.204: Biển báo này thường xuất hiện ở những đoạn đường ban đầu là đường đôi nhưng đã được rào lại một phần. Lúc này, các phương tiện di chuyển theo hai hướng ngược nhau sẽ đi chung trên một phần đường không có dải phân cách. Do đó, đây cũng là biển cảnh báo nguy hiểm. Ngoài ra, biển W.204 cũng xuất hiện khi bạn chuẩn bị vào đường đi 2 chiều hoặc khi vừa đi qua đoạn đường 1 chiều.

  • Biển W.234 - Biển giao nhau với đường 2 chiều: Đây là biển báo đặt ở các con đường 1 chiều, cảnh báo người tham gia giao thông sắp di chuyển đến đoạn giao nhau với đường 2 chiều.

Biển chỉ dẫn và nội dung cụ thể

Ngoài các biển cảnh báo, bạn còn có thể gặp nhiều biển báo chỉ dẫn khi tham gia giao thông. Trong đó, một loại biển báo thường xuất hiện ở những nút giao trên các tuyến đường là biển I.407 - biển đường một chiều.

Một số biển chỉ dẫn Một số biển chỉ dẫn thường gặp

Biển đường một chiều này thường xuất hiện ở trước hoặc sau nút giao trên các tuyến đường. Biển này báo hiệu cho người tham gia giao thông biết sắp đi vào đường một chiều và chỉ đi theo hướng mũi tên chỉ. Khi gặp biển này, bạn sẽ không được phép quay đầu ngược lại (trừ trường hợp xe ưu tiên).

Biển cấm trong luật giao thông đường bộ

Còn một loại biển báo giao thông quan trọng khác cần chú ý, đó là biển P.102 - biển cấm đi ngược chiều. Biển báo này chỉ ra việc cấm các phương tiện đi vào theo chiều đặt biển.

Biển cấm đi ngược chiều Biển cấm đi ngược chiều

Biển này thường xuất hiện trên các tuyến đường đôi, đường 2 chiều cũ, giờ đã chuyển thành đường 1 chiều. Do đó, các phương tiện cần chú ý khi gặp biển cấm đi ngược chiều để đảm bảo tham gia giao thông an toàn và tránh vi phạm luật giao thông đường bộ.

Qua những chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đã hiểu rõ "đường đôi là gì?" cũng như các thông tin liên quan đến đường đôi. Chúc bạn tham gia giao thông an toàn và tuân thủ quy định của pháp luật. Để cập nhật nhiều tin tức và thông tin bổ ích về đời sống, hãy truy cập Muaban.net mỗi ngày.

1