"Lấy vợ xem tuổi đàn bà, xây nhà xem tuổi đàn ông". Câu nói này ngụ ý về việc những việc quan trọng trong cuộc đời nam nữ đều có một cơ sở để dựa vào mà tính toán và xem bói cho chính xác nhất.
Theo câu nói trên, việc lấy vợ và gả chồng cần dựa trên tuổi và năm sinh của người con gái để tìm ra một ngày tháng thích hợp nhất, đẹp nhất để tổ chức. Vì vậy, việc lấy tuổi người con trai để xem xét không thực sự mang lại kết quả chính xác.
Với tuổi của người con gái, khi tìm hiểu để quyết định ngày kết hôn, cần căn cứ vào nhiều yếu tố như năm sinh, tháng xung tháng hợp, năm tuổi, v.v..
Tuy nhiên, có những năm tháng mà xung với tuổi của cô dâu thì không thể lựa chọn được, và cũng có những quy định cấm kị đối với việc tổ chức đám cưới, các cụ từ xưa gọi đó là tuổi Kim lâu.
"1,3,6,8, Kim lâu, dựng nhà lấy vợ tậu trâu thì đừng". Đây là câu ví dụ rõ nhất cho cái tuổi Kim lâu mà các cụ từ xưa đến nay vẫn luôn muốn tránh làm việc lớn. Vậy Kim lâu rốt cuộc là gì? Nó có thực sự đáng sợ như điều các cặp đôi lo lắng?
Bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc trên của các bạn nhé!
I. Tuổi Kim lâu là gì?
"Kim lâu" thực chất là tên gọi cho một số tuổi của cô dâu mà theo quan niệm phương Đông từ xưa, cần phải tránh bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và hạnh phúc của bản thân người đó.
Những tuổi mà cô dâu được coi là phạm vào tuổi Kim lâu là có đuôi: 1, 3, 6, 8. Ví dụ, nếu cô dâu vào năm 26 tuổi, thì sẽ không được kết hôn.
Suy nghĩ là nếu cô gái nào đó cưới phạm vào năm tuổi Kim lâu, thì đầu tiên sẽ là bản thân cô gái đó có cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, sau đó là ảnh hưởng không tốt đến con cái, và cuối cùng là không may mắn cho cả gia súc cây trồng.
Ngoài ra, còn có những quan niệm từ thời phong kiến về tuổi Kim lâu này, theo chữ Hán thì "kim" - là vàng, "lâu" - là nhà. Vậy "kim lâu" tức là nhà vàng, lầu vàng. Và điều này chỉ phù hợp với con gái vua chúa quý tộc, xuất thân cao sang nếu kết hôn với nhau.
Còn với người dân thường nếu tổ chức kết hôn vào những tuổi này thì sẽ bị quan trên đánh giá là muốn đổi vận, tranh cướp chức quyền, nên những gia đình dân thường đó sau khi kết hôn sẽ bị cướp hết vàng bạc trang sức.
Đó cũng được coi là lí do mà các cụ từ xưa luôn quan niệm "con gái phải tránh lấy chồng năm tuổi Kim lâu", nếu muốn được sống yên ổn.
II. Cách tính tuổi Kim lâu như thế nào?
Từ xưa đến nay, mọi người luôn truyền nhau cách tính tuổi Kim lâu chính là tuổi của người con gái có dự định kết hôn, cộng thêm cả tuổi mụ. Nếu hàng đơn vị của tuổi cô gái đó rơi vào các số: 1, 3, 6, 8 thì tức là đã phạm tuổi Kim lâu.
Còn có cách tính khác theo người Trung Hoa đó là sẽ tính năm Kim lâu dựa trên tuổi mụ của người trụ cột trong nhà. Lấy tuổi mụ của người trụ cột chia hết cho 9 và so kết quả theo bảng dưới đây:
- Dư 1 là phạm Kim Lâu Thân: đen đủi cho bản thân người chủ.
- Dư 3 là phạm Kim Lâu Thê: đen đủi cho vợ người chủ.
- Dư 6 là phạm Kim Lâu Tử: đen đủi cho con người chủ.
- Dư 8 là phạm Kim Lâu Súc: đen đủi cho vật nuôi trong nhà.
Có thể thấy, dù tính theo cách nào, các con số trong số tuổi cần tránh ở hàng đơn vị là 1, 3, 6, 8. Cụ thể là nếu tính tuổi kết hôn, các bạn nữ cần tránh những tuổi sau đây: 18, 21, 23, 26, 28, 31, 33, 36, 38, 41, 43, 46, 48, 51, 53, 56, 58...
III. Tuổi Kim lâu có thực sự đáng lo và không có cách hóa giải?
Theo những điều kém may mắn mà chúng ta vừa đọc ở trên về tuổi Kim Lâu, quả thực việc các cô gái tránh những năm tuổi này và không kết hôn là cần thiết, vì quan niệm "có thờ có thiêng, có kiêng có lành".
Và bản thân chúng ta là người dương, chẳng thế biết trước được những vấn đề thuộc vào phạm vi tâm linh. Bên cạnh đó, việc dựng vợ gả chồng là việc cả đời, nếu các cụ từ xưa đã đưa ra yêu cầu như thế, tốt nhất là nên tránh để đảm bảo an toàn cho cuộc sống của mình. Hay ít ra trong lòng sẽ cảm thấy yên ổn nhẹ nhõm hơn.
Tuy nhiên, không phải cô dâu nào cũng có thể vô tư thoải mái mà tránh năm tuổi Kim lâu ấy được. Có rất nhiều lí do và hoàn cảnh bắt buộc trong năm Kim lâu ấy, họ vẫn phải kết hôn. Nhưng tâm lý vẫn là muốn tránh né được tối đa vận xui, nên họ sẽ tìm những cách hóa giải hoặc làm nhẹ bớt năm tuổi ấy đi.
IV. Vậy cách hóa giải tuổi Kim lâu là gì?
Mình sẽ trả lời giúp các bạn câu hỏi này.
- Mượn tuổi: năm tuổi Kim lâu không phải chỉ là sự kiêng kị dành cho các cô gái mà, đàn ông cũng sẽ bị ảnh hưởng tương tự đó.
Vậy nên với những người có nhu cầu xây nhà hoặc mua xe trong năm Kim lâu, họ sẽ chọn cách "mượn tuổi" của một người trong gia đình, họ hàng hoặc bạn bè thân thiết.
Cách "mượn tuổi" này tức là thay vì dùng tuổi của người chủ thực sự để làm các nghi lễ động thổ, lấy xe, họ sẽ nhờ người có tuổi đẹp của năm đó để đứng tên và tuổi hộ. Việc này sẽ giúp những người tuổi Kim Lâu tránh được vận xui mang lại cho mình.
- Với con gái khi bắt buộc phải làm đám cưới năm Kim Lâu, thì sẽ có hai cách:
Một là, cô dâu ấy sẽ phải "rước râu hai lần", theo ý nghĩa là tránh đứt gánh giữa đường trong cuộc hôn nhân ấy.
Hai là, sẽ chọn ngày cưới sau ngày sinh nhật cô dâu hoặc ngày Đông chí (những ngày cuối của tháng 12 âm lịch) - theo quan niệm tâm linh thì khi bước qua những ngày này tức là đã hết tuổi Kim lâu.
Kì thực, để trả lời câu hỏi "Kim lâu có thực sự đáng lo?" rất khó. Vì những quan niệm và yếu tố rủi ro mà các cụ nói về tuổi Kim lâu này cũng đều là do dân gian lưu truyền lại, và chưa hề có một ai chứng minh được việc đúng sai của vấn đề này.
Chỉ là người Việt Nam ta luôn sống và có đặt nặng vấn đề âm - dương, nên bản thân mỗi người luôn muốn "kiêng" và "thờ" thật cẩn thận. Mặc dù có thể miệng nói là không tin đấy, nhưng khi làm việc lớn lại vẫn luôn đi xem xét và tính toán kĩ càng.
Hiện nay, đa số các bạn trẻ đã có sự du nhập về quan niệm chọn ngày cưới và suy nghĩ của phương tây. Cũng như họ không quá quan trọng ngày tổ chức đám cưới bằng việc hai con người bước vào cuộc sống hôn nhân đối xử yêu thương nhau như thế nào? Đó mới là cái họ quan tâm nhất!
Ta có thể nghĩ thoáng ra thế này, Kim lâu thực ra cũng chẳng phải là trở ngại hay điều gì quá đáng ngại. Nếu những cặp đôi cưới vào những năm tuổi này thì hãy coi đó là sự thử thách và phép thử cho cuộc hôn nhân của họ. Nếu cả hai cùng "thuận vợ thuận chồng", yêu thương nhau thực sự thì mọi thứ trở ngại hay khó khăn đều chẳng là vấn đề nữa rồi, không phải sao?
Hi vọng qua bài viết này, các cặp đôi có thể hiểu được điều gì mới thực sự là "kim chỉ nan" trong cuộc sống vợ chồng.
Trân trọng!