Cẩm nang

Chia tài sản khi không có di chúc - Làm thế nào để phân chia?

CEO Nhung Phương

Trong cuộc sống, không phải ai cũng kịp lập di chúc hoặc có những trường hợp di chúc không hợp pháp, không có hiệu lực. Vậy khi không có di chúc, di chúc không hợp...

Trong cuộc sống, không phải ai cũng kịp lập di chúc hoặc có những trường hợp di chúc không hợp pháp, không có hiệu lực. Vậy khi không có di chúc, di chúc không hợp pháp hoặc di chúc không có hiệu lực, tài sản của người chết sẽ được phân chia như thế nào?

I. Chia tài sản trong trường hợp không có di chúc, di chúc không hợp pháp, di chúc không có hiệu lực

Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, trong trường hợp người chết không để lại di chúc, di chúc không hợp pháp hoặc di chúc không có hiệu lực, di sản thừa kế sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.

Thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 651 của Bộ luật dân sự 2015 như sau:

  1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
  • Hàng thừa kế thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
  • Hàng thừa kế thứ hai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
  • Hàng thừa kế thứ ba: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
  1. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

  2. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

1.1 Những rắc rối thường gặp khi người chết không để lại di chúc

Người chết không để lại di chúc có thể gây ra những mâu thuẫn trong việc phân chia tài sản đối với các thành viên trong gia đình. Có thể có thành viên là con đã được cha mẹ tặng cho tài sản khi cha mẹ còn sống, nhưng khi cha mẹ chết và không có di chúc, tài sản sẽ được chia theo pháp luật. Điều này dẫn đến tình trạng mỗi người con sẽ nhận được một phần tài sản bằng nhau, trong khi người con đã được tặng tài sản trước đó sẽ được nhận nhiều tài sản hơn. Điều này có thể gây mất mát tình cảm trong gia đình.

1.2 Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế trong trường hợp không có di chúc

Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế trong trường hợp không có di chúc bao gồm:

  • Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu;
  • Giấy chứng tử hoặc giấy tờ chứng minh người để lại di sản đã chết;
  • Các giấy tờ chứng minh về tài sản của người để lại di sản bao gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, sổ tiết kiệm, giấy đăng ký xe, giấy chứng nhận cổ phần;
  • Giấy tờ về quan hệ giữa người thừa kế và người để lại di sản như sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, kết quả xét nghiệm AND, bản án hoặc quyết định có hiệu lực của Tòa án về việc công nhận quan hệ nhân thân giữa người chết và người được thừa kế.

Người được thừa hưởng di chúc cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và đến văn phòng công chứng thực hiện thủ tục khai nhận di sản theo quy định.

II. Giải đáp một số thắc mắc thường gặp về không có di chúc chia tài sản

Câu hỏi 1: Trường hợp người chết không để lại di chúc thì tài sản thừa kế được xử lý như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 650 Bộ luật dân sự, trong trường hợp người chết không để lại di chúc, di sản thừa kế sẽ được phân chia thừa kế theo pháp luật.

Câu hỏi 2: Thế nào là di chúc không có hiệu lực?

Trả lời: Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, hoặc cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Nếu di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại, chỉ phần đó không có hiệu lực.

Câu hỏi 3: Trường hợp vợ/chồng có con riêng thì khi vợ/chồng chết mà không để lại di chúc, con riêng có được hưởng di sản thừa kế không?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 651 của Bộ luật dân sự, người con riêng vẫn là con đẻ của người đã chết. Do đó, người con riêng vẫn được hưởng thừa kế và phần thừa kế của người con riêng này sẽ bằng phần thừa kế của những người thừa kế cùng hàng.

Câu hỏi 4: Tài sản thừa kế là quyền sử dụng đất có được chia khi người chết không để lại di chúc?

Trả lời: Theo quy định của Điều 650 Bộ luật dân sự, khi người chết không để lại di chúc, tài sản của người chết sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Do đó, tất cả các di sản mà người chết để lại, bao gồm cả quyền sử dụng đất, sẽ được chia thừa kế theo pháp luật cho những người thừa kế theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự.

Câu hỏi 5: Di chúc không công chứng, chứng thực có được coi là hợp pháp?

Theo quy định tại Điều 630 Bộ luật dân sự, di chúc không công chứng, chứng thực có thể được coi là hợp pháp nếu việc lập di chúc đảm bảo các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 630 Bộ luật dân sự.

Câu hỏi 6: Cách sang tên sổ đỏ của cha mẹ để lại khi mất không lập di chúc thực hiện như thế nào?

Trả lời: Trường hợp người chết không để lại di chúc, tài sản sẽ được chia theo pháp luật. Đối với tài sản là bất động sản, cần thực hiện một số thủ tục pháp lý liên quan.

Sau khi xác định người có quyền hưởng di sản là con, người nhận di sản muốn sang tên sổ đỏ từ bố mẹ sang tên của mình cần thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại Văn phòng công chứng. Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.

Sau khi hoàn thành thủ tục công chứng văn bản khai nhận di sản, người nhận di sản tiến hành thực hiện các thủ tục tại phòng đăng ký đất đai để sang tên sổ đỏ theo quy định pháp luật.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw Hotline: 0913449968 Email: legal@nplaw.vn

1