Xem thêm

Phí và lệ phí phải nộp khi tách thửa đất ở nông thôn là bao nhiêu?

Ở vùng nông thôn, việc tách thửa đất để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như bán, cho thuê hoặc tặng cho con cái diễn ra khá phổ biến. Các vấn đề về...

Ở vùng nông thôn, việc tách thửa đất để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như bán, cho thuê hoặc tặng cho con cái diễn ra khá phổ biến. Các vấn đề về điều kiện, thủ tục và lệ phí tách thửa đất ở nông thôn hiện đang rất được quan tâm. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn những thông tin liên quan đến lĩnh vực đất đai này.

Đất tách thửa phải đáp ứng điều kiện gì?

Thửa đất là phần diện tích đất có ranh giới giới hạn trên thực địa hoặc được mô tả trong những giấy tờ có liên quan. Tách thửa đất ở nông thôn được hiểu là quá trình phân chia phần diện tích lớn thành các mảnh đất nhỏ, đảm bảo tiêu chuẩn về diện tích tối thiểu khi tách thửa do Ủy ban Nhân dân quy định.

Việc tách thửa có thể bao gồm cả quy trình phân chia quyền sở hữu và chịu trách nhiệm với mảnh đất từ người đứng tên sang nhiều cá nhân khác. Quá trình này phải được thực hiện theo đúng pháp luật.

Phí và lệ phí phải nộp khi tách thửa đất ở nông thôn là bao nhiêu? Ảnh minh họa

Mỗi địa phương khác nhau sẽ có những quy định và yêu cầu riêng để cho phép người dân được tách đất nông nghiệp. Nhìn chung, những điều kiện cơ bản bao gồm:

  • Người sở hữu có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, hoặc đủ điều kiện được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận theo Luật Đất đai 2013 Điều 100 và 101.
  • Thửa đất đang trong thời hạn sử dụng và không có tranh chấp.
  • Đáp ứng hạn mức và diện tích tối thiểu khi tách đất nông nghiệp.

Ngoài ra, mảnh đất tách phải không nằm trong các trường hợp không được phép tách đất ở nông thôn sau đây:

  • Thửa đất thiếu điều kiện để được cấp sổ đỏ.
  • Thửa đất thuộc khu vực thu hồi của cơ quan có thẩm quyền.
  • Thửa đất thuộc các dự án đấu giá, các dự án phát triển nhà ở đã được phê duyệt.

Phí và lệ phí phải nộp khi tách thửa đất ở nông thôn là bao nhiêu? Điều kiện tách thửa đất ở nông thôn

Tìm hiểu chi tiết thủ tục tách thửa đất dân cư xây dựng mới

Các thủ tục cần thực hiện khi tách thửa đất ở nông thôn

Trình tự thực hiện các thủ tục tách thửa đất ở nông thôn được quy định trong nghị định của Chính phủ và thông tư của Bộ Tài nguyên Môi trường cơ bản như sau.

Bước 1: Nộp hồ sơ

Cá nhân hoặc hộ gia đình có nhu cầu tách thửa đất ở nông thôn chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

  • Bản gốc và bản sao sổ đỏ.
  • Đơn đề nghị tách thửa theo mẫu sẵn có.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, cá nhân nộp tại Ủy ban nhân dân xã/phường hoặc Văn phòng đăng ký đất đai tại khu vực hiện tại của mảnh đất cần chia tách.

Phí và lệ phí phải nộp khi tách thửa đất ở nông thôn là bao nhiêu? Giấy tờ cần chuẩn bị để thực hiện thủ tục tách thửa đất

Bước 2: Xử lý hồ sơ

Cơ quan sẽ tiếp nhận, xử lý và hoàn thiện hồ sơ, sau đó trình lên cấp trên để ra quyết định tách thửa đất nông thôn và cấp giấy chứng nhận cho cá nhân, gia đình có nhu cầu. Thời hạn là 15 ngày từ khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ và 25 ngày đối với các khu vực khó khăn.

Bước 3: Nhận giấy chứng nhận

Sau khi hoàn tất, cá nhân hoặc hộ gia đình nhận kết quả giải quyết quy trình tách thửa đất nông thôn và được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu cho thửa đất đã được phân chia.

Phí và lệ phí tách thửa đất ở nông thôn là bao nhiêu?

Trong quá trình thực hiện tách đất, người dân phải nộp các khoản lệ phí tách thửa đất ở nông thôn. Tổng cộng chi phí tách thửa đất ở nông thôn sẽ bao gồm các phần sau đây:

  • Thuế thu nhập cá nhân: Thuế khi chuyển nhượng sẽ bằng 2% giá chuyển nhượng của thửa đất. Trong trường hợp được cho hoặc tặng, thuế sẽ bằng 10% giá thửa đất tính theo khung giá đất hiện hành.
  • Phí trước bạ: Phí trước bạ cần nộp cho nhà nước bằng 0,5% giá thửa đất tính theo khung giá đất hiện hành.
  • Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính: Tùy vào từng địa phương và từng đơn vị thực hiện lập bản đồ, đo đạc, mức phí này sẽ có những chênh lệch. Thường dao động từ 1,8 - 2,5 triệu đồng.
  • Phí thẩm định: Phí thẩm định bằng 0,15% giá thửa đất tính theo khung giá đất hiện hành.
  • Lệ phí cấp giấy chứng nhận: Lệ phí này sẽ do Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành quy đinh, thường sẽ dưới 100.000 đồng.

Phí và lệ phí phải nộp khi tách thửa đất ở nông thôn là bao nhiêu? Các khoản lệ phí tách thửa đất ở nông thôn

Ngoài những lệ phí chính trên đây, cá nhân còn phải đóng thêm các khoản chi phí tách thửa đất ở nông thôn khác như phí cấp sổ đỏ, phí đăng ký biến động đất đai, phí thẩm định hồ sơ,...

Phần đất nông nghiệp sau tách thửa có được cấp sổ đỏ không?

Việc cấp sổ đỏ cho phần thửa đất nông nghiệp đã tách là vấn đề nhiều người băn khoăn. Theo quy định về những trường hợp được cấp sổ đỏ, Luật Đất đai 2013 Điều 99 Khoản 1 Điểm i có nêu rõ, cá nhân hoặc tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất được nhận giấy chứng nhận từ cơ quan có thẩm quyền.

Thông qua bài viết trên đây, bạn đã nắm được những kiến thức rõ ràng về điều kiện tách đất, thủ tục thực hiện và chi phí tách thửa đất ở nông thôn. Để cập nhật những thông tin mới nhất liên quan tới lĩnh vực bất động sản, tài chính và pháp lý, đừng bỏ lỡ những bài viết tiếp theo tại OneHousing.


Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, OneHousing không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có sự tư vấn của Pro Agent.

Xem thêm:

Phân biệt đất ở đô thị khác đất ở nông thôn như thế nào? Đất ở nông thôn có phải là đất thổ cư không?

1