Xem thêm

Thủ tục khiếu nại quyết định giải quyết tranh chấp đất đai

1. Căn cứ pháp lý Luật đất đai 2013 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đất đai Luật Khiếu nại 2011 Thông tư 07/2013/TT-TTCP về quy trình giải quyết khiếu nại hành chính 2. Khiếu...

Khiếu nại quyết định giải quyết tranh chấp đất đai

1. Căn cứ pháp lý

  • Luật đất đai 2013
  • Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đất đai
  • Luật Khiếu nại 2011
  • Thông tư 07/2013/TT-TTCP về quy trình giải quyết khiếu nại hành chính

Mẫu đơn khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai

2. Khiếu nại quyết định giải quyết tranh chấp đất đai là gì?

Theo khoản 26, Điều 4 của Luật Đất đai 2003, "Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hay nhiều bên trong quan hệ đất đai". Khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai được định nghĩa là trường hợp người sử dụng đất không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp đất của Ủy Ban Nhân Dân cấp xã nên thực hiện quyền khiếu nại.

Quyền khiếu nại được định nghĩa là quyền hợp pháp của công dân khi họ cho rằng quyết định giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa thực sự phù hợp và không bảo vệ được quyền cũng như lợi ích chính đáng của công dân.

3. Cơ quan giải quyết khiếu nại quyết định giải quyết tranh chấp đất đai

"Trong đa số trường hợp tranh chấp đất đai, Nhà nước thường khuyến khích biện pháp tự hòa giải. Nếu không hòa giải thì sẽ nộp đơn yêu cầu tại Ủy Ban Nhân Dân cấp xã. Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai sẽ được Ủy Ban Nhân Dân cấp xã giải quyết trong thời hạn 45 ngày kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp."

Việc xử lý tranh chấp đất đai phải được thành lập thành biên bản có chữ ký của các bên, đồng thời có xác nhận hòa giải thành công hay không thành công của Ủy Ban Nhân Dân cấp xã. Biên bản hòa giải sẽ được gửi đến các bên liên quan, và được lưu lại tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tranh chấp đất.

Cơ quan giải quyết khiếu nại quyết định giải quyết tranh chấp đất đai

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 203 Luật đất đai 2013 và Điều 89 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, việc giải quyết tranh chấp đất đai sẽ được Ủy Ban Nhân Dân cấp có thẩm quyền giải quyết tùy vào tính chất của từng trường hợp:

  • Đối với tranh chấp xảy ra giữa hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân cấp huyện sẽ đứng ra giải quyết. Nếu đương sự không thỏa mãn với quyết định thì có thể khiếu nại lên Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân cấp tỉnh hoặc nộp đơn khởi kiện tại Tòa án.
  • Đối với tranh chấp trong đó có một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo hay người Việt Nam đang sinh sống tại nước ngoài thì sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy Ban Nhân Dân cấp tỉnh. Nếu đương sự không thỏa mãn với quyết định thì có quyền khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường hoặc nộp đơn khởi kiện tại Tòa án.

4. Nội dung đơn khiếu nại

Nội dung đơn khiếu nại quyết định giải quyết tranh chấp đất đai sẽ bao gồm các thông tin quan trọng như sau:

  • Ngày tháng năm làm đơn khiếu nại.
  • Tên đơn (Đơn khiếu nại quyết định giải quyết tranh chấp đất đai).
  • Họ tên người có thẩm quyền giải quyết hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
  • Thông tin cá nhân: Họ tên, địa chỉ cư trú và số điện thoại của người khiếu nại.
  • Đối tượng bị khiếu nại. Trong trường hợp là quyết định hành chính thì cần ghi rõ cơ quan ra quyết định, ngày tháng năm ra quyết định và số quyết định.
  • Nội dung cụ thể về vụ việc (nên trình bày rõ ràng, ngắn gọn nhưng đầy đủ và trung thực, nêu rõ quyền và lợi ích đang bị xâm phạm).
  • Cam kết của bên khiếu nại.
  • Văn bản và chứng cứ có giá trị kèm theo (như CMND, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay sổ hộ khẩu…).

Mẫu nội dung đơn khiếu nại

5. Mẫu đơn khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất

Tải tại đây (add link to download when available)

6. Thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định giải quyết tranh chấp đất đai

Tùy vào thủ tục khiếu nại quyết định giải quyết tranh chấp đất đai là thực hiện lần đầu hay lần thứ 2 mà quy trình sẽ có một số điểm khác biệt, cụ thể:

6.1. Thủ tục lần đầu

Cơ sở pháp lý: Điều 27, 29, 30, 31 Luật Khiếu nại năm 2011.

  1. Bước 1: Bên khiếu nại nộp đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Cơ quan có thẩm quyền sẽ thụ lý giải quyết và thông báo thụ lý vụ án trong vòng 10 ngày làm việc.
  2. Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm định hoặc giao cho người có trách nhiệm thẩm định nội dung đơn.
  3. Bước 3: Cơ quan giải quyết khiếu nại tổ chức đối thoại lần đầu. Kết quả của cuộc đối thoại sẽ được sử dụng làm căn cứ giải quyết khiếu nại.
  4. Bước 4: Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.

Theo quy định tại Điều 32 Luật Khiếu nại năm 2011, trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ thời điểm có quyết định, cơ quan giải quyết khiếu nại sẽ có trách nhiệm gửi giải quyết khiếu nại lần đầu cho những đối tượng bao gồm:

  • Người làm đơn khiếu nại.
  • Cá nhân, tổ chức có quyền và nghĩa vụ liên quan.
  • Cơ quan, tổ chức và cá nhân đã chuyển khiếu nại đến cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp.

Nếu đương sự không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại lần đầu thì có thể tiếp tục khiếu nại lần 2 hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy trình tố tụng.

Thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định giải quyết tranh chấp đất đai

6.2. Thủ tục lần 2

Cơ sở pháp lý: Điều 36, 38, 39, 40, 41 Luật Khiếu nại 2011.

  1. Bước 1: Thụ lý giải quyết vụ việc.
  2. Bước 2: Kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, trong thời gian 10 ngày làm việc thuộc thẩm quyền, cơ quan có thẩm quyền phải thụ lý giải quyết và gửi văn bản thông báo cho người làm đơn khiếu nại.
  3. Bước 3: Nếu không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do trong văn bản thông báo gửi người làm đơn.
  4. Bước 4: Thẩm định nội dung đơn khiếu nại.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại sẽ căn cứ vào nội dung, tính chất của việc khiếu nại, từ đó tự mình tiến hành xác minh và kết luận nội dung khiếu nại. Hoặc giao cho người có trách nhiệm thẩm định nội dung đơn và kiến nghị giải quyết.

  • Tổ chức đối thoại.
  • Cơ quan có thẩm quyền tiến hành ra quyết định giải quyết khiếu nại.
  • Công bố quyết định giải quyết khiếu nại.

Trong thời hạn 7 ngày, kể từ thời điểm có quyết định giải quyết khiếu nại, cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải gửi quyết định cho các đối tượng sau đây:

  • Người làm đơn khiếu nại.
  • Người bị khiếu nại.
  • Cơ quan giải quyết thủ tục khiếu nại lần đầu.
  • Cá nhân có quyền và các nghĩa vụ liên quan.
  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến.

Nếu đương sự không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại tranh chấp đất đai lần thứ 2 thì có thể tiến hành nộp đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết. Thủ tục giải quyết sẽ được thực hiện theo quy định chung.

Bài viết trên đã cung cấp một số thông tin liên quan đến quy trình và thủ tục khiếu nại quyết định giải quyết tranh chấp đất đai. Nếu bạn còn thắc mắc, hoặc có nhu cầu gặp mặt luật sư để được tư vấn về quy trình khiếu nại, hãy liên hệ với Apolat Legal.


THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • HCM: Tầng 5, 99-101 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh.
  • HN: Tầng 10, số 5 Điện Biên Phủ, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội.
  • Phone: 0911 357 447
  • Email: [email protected]
  • Website: apolatlegal.com
1