Xem thêm

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRÍCH LỤC THỬA ĐẤT NHANH CHÓNG, KHÔNG MẤT THỜI GIAN?

Một trong những thủ tục hành chính nhận được rất nhiều sự quan tâm của khách hàng, đối tác của NPLAW đó là thủ tục trích lục thửa đất. Với nhu cầu sử dụng cũng...

Một trong những thủ tục hành chính nhận được rất nhiều sự quan tâm của khách hàng, đối tác của NPLAW đó là thủ tục trích lục thửa đất. Với nhu cầu sử dụng cũng như để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của mình đối với đất đai, tài sản gắn liền với đất người dân cần bản trích lục thửa đất để có thể hoàn tất các công việc của mình.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRÍCH LỤC THỬA ĐẤT NHANH CHÓNG, KHÔNG MẤT THỜI GIAN? Trích lục thửa đất là một quy trình quan trọng để đảm bảo quyền lợi đối với tài sản gắn liền với đất.

Tuy nhiên, trong quá trình xin trích lục đã gặp một số vướng mắc về thủ tục, thời hạn, lệ phí,… NPLAW xin đưa ra một số vấn đề pháp lý và giải đáp thắc mắc về thủ tục trích lục thửa đất có thể gặp phải.

I. Tìm hiểu về trích lục thửa đất

  • Luật Đất đai 2013;
  • Nghị định 43/2014/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành luật đất đai 2013;
  • Thông tư 30/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 06 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất;
  • Thông tư 250/2016/TT-BTC quy định về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh.

1. Trích lục thửa đất là gì?

Luật Đất đai năm 2013 quy định: "Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận."

Theo Từ điển Tiếng Việt, trích lục “là sự rút ra từng phần và sao lại thông tin”. Như vậy, trích lục bản đồ địa chính có thể hiểu là việc lấy ra một phần hoặc toàn bộ thông tin hoặc sao y bản chính của một hay nhiều thửa đất và các yếu tố địa lý của thửa đất đó dựa trên hồ sơ, giấy tờ gốc đã có. Với các thông tin về hình dáng, diện tích, vị trí của thửa đất nhằm giúp người sử dụng đất thực hiện các quyền về đất đai như tặng cho, mua bán, thừa kế đất đai,…

2. Vai trò và ý nghĩa của trích lục thửa đất

Thông qua bản trích lục, người sử dụng đất được cung cấp đầy đủ thông tin về thửa đất, khu vực đất thuộc quyền sở hữu của mình, từ đó họ có thể dễ dàng thực hiện các quyền của mình đối với đất đai và hạn chế tối đa những tranh chấp có thể xảy ra trong quá trình sử dụng đất.

Trong một số trường hợp cụ thể, sẽ cần trích lục thửa đất và trích lục bản đồ địa chính thửa đất:

  • Trường hợp đất chưa có bản đồ địa chính và chưa có trích đo thửa đất;
  • Trường hợp Người xin giao đất, thuê đất có yêu cầu đến cơ quan nhà nước quản lý về đất đai;
  • Trường hợp giữa những người sử dụng đất xảy ra tranh chấp về quyền sử dụng đất và sở hữu tài sản liên quan;
  • Trường hợp ranh giới đất bị mờ hoặc bị mất;
  • Trường hợp thực hiện các quyền của người sử dụng đất, như chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất,…;
  • Trường hợp cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho người sử dụng đất, đăng kí đất đai, tài sản gắn liền với đất,…

3. Tra cứu trích lục thửa đất

Theo Thông tư 34/2014/TT- BTNMT, hoạt động tra cứu trích lục thửa đất có thể thực hiện thông qua các hình thức sau:

  • Trực tiếp tại Văn phòng Đăng ký đất đai (Ủy ban nhân dân cấp xã) hoặc Trung Tâm Dữ liệu và Thông Tin thuộc Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ tài nguyên môi trường;
  • Thông qua đường công văn, fax, bưu điện;
  • Thông qua thư điện tử hoặc qua cổng thông tin đất đai.

4. Hướng dẫn thủ tục trích lục thửa đất

Để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp trích lục bản đồ địa chính, người yêu cầu cần chuẩn bị phiếu yêu cầu hoặc văn bản yêu cầu theo mẫu quy định.

4.1. Hồ sơ xin trích lục thửa đất

Theo đó, phiếu yêu cầu hoặc văn bản yêu cầu phải đảm bảo yêu cầu sau:

  • Trong trường hợp người có yêu cầu là tổ chức: Trên phiếu hoặc văn bản yêu cầu cần phải có xác nhận của người có thẩm quyền thể hiện qua chữ ký và đóng dấu.
  • Đối với người yêu cầu là cá nhân: Trên phiếu hoặc văn bản yêu cầu cần phải ghi rõ tên, địa chỉ cụ thể và có chữ ký.

Lưu ý: Một số trường hợp không cung cấp trích lục thửa đất:

  • Phiếu yêu cầu không có nội dung cụ thể, rõ ràng;
  • Phiếu yêu cầu không có chữ ký, tên, địa chỉ cụ thể của cá nhân;
  • Mục đích sử dụng trích lục thửa đất không phù hợp theo quy định pháp luật;
  • Người yêu cầu không thực hiện nghĩa vụ tài chính.

4.2. Mẫu đơn xin trích lục thửa đất

Mẫu đơn xin trích lục thửa đất

II. Những thắc mắc thường gặp về trích lục thửa đất

Dưới đây là các vấn đề thường gặp khi thực hiện trích lục.

1. Xin trích lục thửa đất ở đâu?

Người dân có thể xin trích lục thửa đất:

  • Trực tiếp tại Phòng Đăng Ký Đất Đai hoặc Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin thuộc Sở Tài Nguyên & Môi Trường;
  • Trên website các tra cứu thông tin dữ liệu đất đai tại một số tỉnh thành đã áp dụng dụng tra cứu dữ liệu online.

2. Xin trích lục thửa đất mất bao lâu?

Thời hạn cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện theo quy định sau:

  • Trường hợp nhận được yêu cầu trước 15h thì phải cung cấp ngay trong ngày; trường hợp nhận được yêu cầu sau 15h thì cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo.
  • Trường hợp yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai dưới hình thức tổng hợp thông tin thì thời hạn cung cấp dữ liệu đất đai được xác định theo thỏa thuận giữa cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai và người có yêu cầu bằng hình thức hợp đồng.

3. Phí trích lục thửa đất là bao nhiêu?

Tổ chức, cá nhân có yêu cầu trong việc cung cấp thông tin về đất đai phải trả phí trích lục bản đồ địa chính, trừ các trường hợp sau:

  • Phạm vi yêu cầu cung cấp nằm trong cơ sở dữ liệu về đất đai hoặc các thông tin về giá đất, thủ tục hành chính, kế hoạch, quy hoạch hoặc văn bản pháp luật về đất đai;
  • Mục đích yêu cầu cung cấp nhằm phục vụ cho quốc phòng, an ninh, yêu cầu trực tiếp của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tình trạng khẩn cấp;
  • Đáp ứng mục đích thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai của cơ quan có thẩm quyền (Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cơ quan tài nguyên và môi trường ở địa phương, Ủy ban nhân dân các cấp);

Các phí và chi phí này sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định.

4. Có thể trích lục thửa đất online không? Và cách thực hiện như thế nào?

Hiện nay, một số địa phương đã triển khai hình thức tra cứu thông tin dữ liệu về đất đai, trong đó có nội dung trích lục thửa đất như: TP.HCM, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương.

Chuẩn bị hồ sơ:

  • Phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai (theo mẫu);
  • Hợp đồng/Văn bản yêu cầu về trích lục thửa đất;
  • Giấy tờ về quyền sử dụng đất và các giấy tờ liên quan (bản sao);
  • Giấy tờ chứng minh nhân thân.

Nộp hồ sơ:

  • Gửi qua đường công văn, fax, bưu điện;
  • Gửi qua thư điện tử hoặc qua cổng thông tin đất đai;

Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo yêu cầu và đợi kết quả.

5. Cách trích lục thửa đất nhanh chóng, đơn giản, tối ưu chi phí

Nhằm tối ưu chi phí và thời gian cho khách hàng đối với các thủ tục hành chính, NPLAW cung cấp cho quý khách hàng Dịch vụ trích lục bản đồ địa chính trọn gói, hoàn thành và luôn sát sao nội dung công việc.

Đến với Dịch vụ trích lục thửa đất tại NPLAW, quý khách hàng sẽ được các luật sư, chuyên viên hướng dẫn và hỗ trợ đầy đủ các thủ tục, chuẩn bị các loại hồ sơ, cách thức thực hiện và nhận kết quả trong thời gian nhanh nhất.

1