Nhà đất thổ cư

Sổ hồng và sổ đỏ nhà đất khác nhau như thế nào – Cách phân biệt

CEO Nhung Phương

Sổ hồng và sổ đỏ là hai loại giấy tờ thường xuất hiện trong giao dịch mua bán nhà đất. Đây là những giấy tờ quan trọng liên quan tới quyền sở hữu đất mà...

Sổ hồng và sổ đỏ là hai loại giấy tờ thường xuất hiện trong giao dịch mua bán nhà đất. Đây là những giấy tờ quan trọng liên quan tới quyền sở hữu đất mà bạn cần hiểu rõ trước khi thực hiện giao dịch để bảo vệ quyền lợi của mình.

Ý nghĩa của sổ đỏ, sổ hồng

Sổ đỏ và sổ hồng là các loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng nhà ở và tài sản liền kề đất. Tên gọi chính thức của hai loại giấy tờ này được quy định trong các văn bản Pháp luật.

  • Sổ đỏ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dựa trên Nghị định 64-CP, Thông tư 346/1998/TT-TCĐC.
  • Sổ hồng: Bao gồm sổ hồng cũ - Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, và sổ hồng mới - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Sổ hồng mới được sử dụng từ sau ngày 10/12/2009 theo quy định tại Điều 97 Luật Đất đai 2013.

Caption: Sổ hồng và sổ đỏ được phân biệt dựa trên màu sắc trên trang bìa.

Ý nghĩa của các loại sổ

Khoản 9 và Khoản 16 trong Điều 3 Luật Đất đai 2013 cho biết:

  • "Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất": Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất ổn định mà không có nguồn gốc từ Nhà nước, thông qua việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất": Chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất của người sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Với người sở hữu đất, nhà ở và các tài sản liền kề đất, việc khai báo đúng quy định của Pháp luật giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp và giúp Nhà nước quản lý được vấn đề địa chính.

Sau tháng 10/2009, mọi loại nhà - đất đều được cấp chung 1 loại giấy

Trước đây, Nhà nước đã ban hành các loại giấy chứng nhận như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng. Từ đó, người dân thường nghe đến các loại sổ như sổ trắng, sổ xanh, sổ đỏ, sổ hồng.

Trong quá trình chuyển đổi số phục vụ cho công việc quản lý của Nhà nước và hạn chế khó khăn cho người dân, Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã đưa ra quy định chuyển đổi hồ sơ địa chính từ dạng giấy sang dạng số.

Căn cứ theo Nghị định 88/2009/NĐ-CP và Thông tư 17/2009/TT-BTNMT, sổ hồng mới hay Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được sử dụng thống nhất trong cả nước.

Theo quy định tại Điều 97 Luật Đất đai, các loại giấy chứng nhận như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (sổ hồng cũ), Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, và Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng cấp trước ngày 10/12/2009 vẫn giữ nguyên giá trị pháp lý. Người sở hữu các loại giấy này không bắt buộc chuyển đổi nếu không có nhu cầu. Chính vì vậy, các loại sổ này vẫn được sử dụng phổ biến.

Cách Phân biệt sổ đỏ và sổ hồng

Dưới đây là bảng so sánh giữa sổ đỏ và sổ hồng (cũ và mới):

Tiêu chí Sổ đỏ Sổ hồng cũ Sổ hồng mới
Tên gọi chính thức Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Loại hình đất được cấp sổ Đất ở khu vực ngoài đô thị Đất ở khu vực đô thị Tất cả các loại đất ở các khu vực trong cả nước
Đối tượng được cấp sổ Phần lớn là hộ gia đình Bất cứ ai đạt đủ điều kiện cấp giấy theo quy định của Pháp luật Bất cứ ai đạt đủ điều kiện cấp giấy theo quy định của Pháp luật
Giá trị hiệu lực Ngang nhau Ngang nhau Ngang nhau

Về giá trị hiệu lực, cả sổ đỏ và sổ hồng (cũ và mới) đều có giá trị ngang nhau và không quyết định được giá trị tài sản cho gia chủ. Giá trị thực tế của thửa đất, ngôi nhà, căn hộ phụ thuộc vào các yếu tố như vị trí, diện tích, tình trạng cũ hay mới, số lượng tài sản gắn liền với đất.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn phân biệt rõ sổ đỏ và sổ hồng cùng các quy định Pháp luật liên quan để bảo vệ quyền lợi khi thực hiện giao dịch mua/bán nhà đất.

1