Nếu trong kinh doanh bán lẻ, yếu tố quan trọng nhất là 'vị trí, vị trí và vị trí' thì với đầu tư shophouse cũng không phải ngoại lệ. Đầu tư shophouse hiện đang là một trong những kênh bất động sản sinh lời hấp dẫn với vị trí đắc địa và tính thanh khoản cao. Ngay bây giờ, hãy cùng nền tảng kết nối bất động sản Homedy tìm hiểu về loại hình shophouse và kinh nghiệm đầu tư.
Tìm hiểu về loại hình shophouse tại Việt Nam
Shophouse là một loại hình bất động sản kết hợp giữa cửa hàng kinh doanh và nhà ở. Ở Việt Nam, shophouse còn được biết đến với tên gọi nhà phố thương mại hay nhà phố liền kề. Đầu tư shophouse ở trong khu đô thị Sala Hà Đông.
Theo quyết định số 42/2005/QĐ-BXD về “Nhà ở liền kề - Tiêu chuẩn thiết kế” do Bộ Xây dựng ban hành, shophouse còn được gọi là nhà phố liền kề. Nhà phố liền kề là loại nhà ở liên kề, xây dựng ở các trục đường phố, khu vực thương mại theo quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Ngoài chức năng để ở, nhà phố liền kề còn được sử dụng làm cửa hàng kinh doanh, văn phòng, nhà trọ, khách sạn, cơ sở sản xuất nhỏ...
Chỉ với 60 giây bỏ túi ngay kinh nghiệm đầu tư shophouse ‘vị trí vàng’ từ chuyên gia
Dưới đây là 4 kinh nghiệm vàng trong đầu tư shophouse bạn nhất định phải biết trước khi "đổ vốn".
Kinh nghiệm 1: Dự kiến khách hàng mục tiêu khi đầu tư shophouse
Trước khi quyết định chọn một dự án để đầu tư shophouse, bạn cần xác định khách hàng mục tiêu dự kiến khi đưa vào hoạt động. Đồng thời, xác định số người dự kiến phục vụ, khả năng chi trả, hành vi mua sắm của khách hàng... Kể cả khi nhà đầu tư quyết định không trực tiếp kinh doanh mà mua shophouse để cho thuê lại, cũng cần cân nhắc điều này. Việc có dự tính về nhiều phương án kinh doanh cho căn shophouse sẽ đầu tư càng tốt, giúp bạn thuyết phục khách hàng tương lai một cách hiệu quả.
Kinh nghiệm 2: Xác định số trung tâm thương mại trong bán kính 3km quanh khu đầu tư shophouse
Xem xét yếu tố này giúp nhà đầu tư shophouse nhìn trước được bối cảnh cạnh tranh nếu đầu tư tại đây. Khu vực dự kiến đầu tư càng ít shophouse, trung tâm thương mại, khu mua sắm, áp lực cạnh tranh nếu cho thuê shophouse lại càng giảm. Nếu phân tích sâu hơn, bạn có thể xét đến ngành kinh doanh dự kiến của mình và khảo sát các đối thủ có cùng hoặc gần với mặt hàng dự kiến kinh doanh.
Kinh nghiệm 3: Vị trí shophouse có gần các điểm mua sắm, nghỉ dưỡng nổi tiếng không?
Việc gần các khu vực nổi tiếng với tầm ‘thương hiệu địa phương’ có khả năng hút thêm khách hàng tương lai cho nhà đầu tư shophouse. Do đó, bạn cần tính toán đặc điểm của lượng khách có thể thu hút và xác định liệu họ có đúng đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn hay không. Nếu bạn định đầu tư shophouse ở Hà Nội, có thể tham khảo các dự án khu phố cổ nhằm hấp dẫn du khách nước ngoài và khách du lịch tỉnh; khu ăn uống Nghĩa Tân - Cầu Giấy hay Tôn Thất Tùng, Chùa Bộc, Ngã Tư Sở thu hút giới trẻ trong thành phố. Ngoài ra, có thể tham khảo các dự án truyền thông tốt, được cộng đồng quan tâm như: Royal City, Time City...
Kinh nghiệm 4: Vị trí shophouse thuận tiện giao thông, cơ sở hạ tầng có tốt không?
Cuối cùng, nhà đầu tư cần khảo sát các khu vực xung quanh để nắm được vị trí đầu tư shophouse. Vị trí shophouse cần gần bến xe bus, xe khách, tàu điện trên cao và có chỗ để xe ô tô và xe máy cho khách hàng mua sắm. Cần xem xét xem vị trí có gần khu vực giao thông tắc nghẽn, có đường một chiều hay không. Còn về các yếu tố an ninh như khả năng đảm bảo an ninh thế nào, khả năng chống ngập lụt và mất điện...
Trong ngành kinh doanh bán lẻ, có một câu nói nổi tiếng là: "Ba yếu tố quan trọng hàng đầu của một cửa hàng là ‘vị trí, vị trí và vị trí’" và đầu tư shophouse cũng không phải ngoại lệ. Một căn shophouse tốt sẽ là một nơi thuận tiện giao thông, tiện cho xe bus, xe máy, ô tô đi đến và đậu, đỗ linh hoạt. Chúc bạn thành công!
Nguồn: Bích (Tổng hợp)