Công tác chuẩn bị thi công biệt thự, nhà phố
Công tác chuẩn bị đóng vai trò quan trọng trước khi bắt đầu xây dựng bất kỳ một công trình nhà biệt thự hay nhà phố nào. Để quá trình thi công diễn ra thuận lợi và đạt chất lượng như mong muốn, cần chuẩn bị những công việc sau trước khi tiến hành khởi công:
Chuẩn bị giấy phép xây dựng
Trước khi tiến hành thực hiện bất kỳ biện pháp thi công biệt thự nào, gia chủ cần hoàn thiện hồ sơ để xin cấp giấy phép xây dựng để việc khởi công diễn ra trơn tru, thuận lợi.
- Chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ pháp lý như thủ tục xin phép sử dụng lòng lề đường, làm hồ sơ chuyển đổi vị trí đồng hồ điện/nước...
- Điền mẫu đơn xin cấp phép xây dựng theo quy định của đơn vị quản lý, cơ quan chức năng có thẩm quyền ở địa phương.
- Bộ hồ sơ bản vẽ biện pháp thi công nhà phố, nhà biệt thự đầy đủ (bản vẽ kiến trúc, bản vẽ kỹ thuật, bản vẽ cơ sở, bảng tính toán kỹ thuật, bản vẽ biện pháp thi công hoàn thiện,...)
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất tại nơi có ý định xây dựng nhà phố hay nhà biệt thự.
- Văn bản pháp lý xác nhận đủ điều kiện xây dựng và hoàn thiện công trình biệt thự, nhà phố.
- Bản cam kết đảm bảo an toàn đối với các công trình xung quanh (nếu có).
Việc xin cấp giấy phép thường tốn khá nhiều thời gian nên việc tìm hiểu trước bộ hồ sơ xin cấp giấy phép phải có đầy đủ những gì sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức phải đi lại nhiều lần.
Chuẩn bị mặt bằng
Tuỳ vào từng mặt bằng mà lên phương án lựa chọn biện pháp thi công nhà dân dụng như biệt thự hay nhà phố phù hợp.
- Đối với công trình cải tạo nhà biệt thự, đơn vị thi công sẽ lên giải pháp tháo dỡ công trình nhà cũ đáp ứng các yêu cầu về mặt pháp lý và thực hiện giám sát toàn bộ quy trình tháo dỡ.
- Để chuẩn bị mặt bằng sẵn sàng khởi công, đơn vị thi công cũng sẽ dọn sạch sẽ, san phẳng mặt bằng xây dựng, làm sạch hệ thống bể ngầm, hầm phân cũ, tháo dỡ móng ngầm còn sót lại, rồi thực hiện lấy tim móc và cao độ.
- Bên cạnh đó là công tác chuẩn bị lán trại để công nhân ở hay tập kết nguyên vật liệu, quây hàng rào xung quanh công trình, dựng cổng ngăn cách và bố trí treo biển báo công trình theo các quy định về an toàn thi công để phục vụ quá trình xây dựng biệt thự, nhà phố.
Chuẩn bị nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu của biện pháp thi công nhà phố, biệt thự từng giai đoạn là khác nhau. Nếu chuẩn bị tốt phần này, gia chủ sẽ thuận lợi hơn trong việc đảm bảo công trình nhà ở được hoàn thành đúng tiến độ và đạt chất lượng cao.
- Đảm bảo có chỗ tập kết vật tư xây dựng đủ lớn. Điều kiện kho chứa đạt chuẩn để bảo quản được chỗ nguyên vật liệu vừa tập kết xong.
- Không có linh kiện, vật tư, máy móc thì không thể nào xây dựng được. Vì vậy hãy chắc chắn nhà sản xuất vật tư, máy móc thực hiện giao nộp cấu kiện đúng thời gian - đúng số lượng - đúng mẫu mã - đúng thông số kỹ thuật đã thoả thuận trong hợp đồng mua bán.
Chuẩn bị phần móng
Đối với các công trình biệt thự, nhà phố cần thực hiện biện pháp thi công móng chuẩn bị hố móng trước khi xây nhà như sau:
- Cung ứng thiết bị máy móc, đội ngũ thợ thi công để thực hiện công tác đào thăm dò nền đất bên dưới móng nhà để thống nhất biện pháp thi công móng và bắt đầu đất hố móng đại trà, hố ga, bể ngầm, hầm phân, đà giằng, đà kiềng, hố thang máy (nếu có), đào đất làm tầng hầm (nếu có).
- Dựa trên bản thiết kế đã được phê duyệt để xác định giới hạn công trình được phép xây dựng và các giấy tờ quy định ranh giới khuôn viên đất.
- Cần tiến hành thi công gia cố nền móng đối với nhà được xây trên nền đất yếu, rồi ký kết xác minh khối lượng gia cố móng.
Biện pháp thi công nhà biệt thự phần móng và công trình ngầm
Cần thực hiện đúng quy trình, đảm bảo chất lượng cho công tác thi công móng và phần ngầm. Bởi đây là hạng mục thi công quan trọng, nếu gặp sự cố rất khó để xử lý và sửa chữa, có thể khiến cả công trình sập hoặc tắc nghẽn.
Công tác thi công móng
Công trình nhà biệt thự, nhà phố có 3 loại móng phổ thông là móng đơn, móng băng và móng cọc. Đều phải trải qua các công đoạn sau:
- Công tác cọc theo bản vẽ biện pháp thi công (nếu có).
- Công tác đào đất hố móng.
- Công tác cốp pha, cốt thép và bê tông móng, sàn trệt.
Phương pháp thi công móng đơn
Móng đơn thường dùng cho những công trình có kết cấu đơn giản như nhà cấp 4, nhà nhỏ,... Biện pháp thi công móng đơn được thực hiện đầy đủ theo các bước dưới đây:
Công tác đào móng
- Dựa vào tim móc và cao độ đã lấy sẵn để đào móng thủ công hay cơ giới tùy thuộc vào điều kiện mặt bằng và bản vẽ thiết kế trước đó.
- Lấy cao độ đáy móng sơ với đất tự nhiên là -1.5m hoặc đào xuống lớp đất cứng (theo hồ sơ địa chất nếu có).
Công tác bê tông lót
- Đầm chặt đất phía dưới để đổ bê tông lót. Phương pháp đầm nén thực hiện bằng máy đầm cóc theo hệ số đầm chặt k (theo thiết kế thông thường k = 95).
- Có thể dùng bê tông đá 1x2 hoặc bê tông đá 4x6 mác 100 để lót móng, bao phủ khu vực đáy móng, hố ga, hồ nước âm sàn, đáy hầm phân, đà kiềng, đáy đà giằng, hố thang máy (nếu có), đáy sàn tầng hầm (nếu có), đổ bê tông lót sàn cho tầng trệt.
- Lớp lót bê tông thường có độ dày 10cm.
Công tác cốp pha móng
- Ghép cốp pha bê tông lót: Có thể dùng cốp pha gỗ, sắt hoặc xây bằng gạch ống.
- Lắp đặt cốt thép móng, dầm móng, sàn, cổ cột và thép vách (nếu công trình có tầng hầm): Thi công thép chịu lực theo đúng bản vẽ thống kê biện pháp thi công thép. Cấy sắt cột và sau đó định vị lại tim cột.
- Đổ bê tông móng, dầm móng và sàn: Tưới nước rửa hố móng rồi tiến hành đổ bê tông móng. Trong quá trình đổ bê tông phải đầm dùi bảo dưỡng cho bê tông có độ chặt và không bị rỗ.
Phương pháp thi công móng băng
Móng băng dễ thi công và chất lượng tốt, nên được nhiều người lựa chọn để sử dụng trong các biện pháp thi công nhà dân dụng. Công tác thi công móng băng trong các ngôi nhà biệt thự, nhà phố được thực hiện như sau:
- Công tác đào đất và đầm nén giống như móng đơn.
- Phần thi công cốp pha cho móng băng chỉ khác móng đơn ở bản vẽ thiết kế và cấu trúc, còn kỹ thuật như nhau. Thi công dầm móng băng cần lưu ý phải đúng kỹ thuật cốp pha móng, đà giằng, đà kiềng để tránh tình trạng bị phình hoặc bị rỗ.
- Tương tự như móng đơn, thực hiện các công tác cốt thép (theo bản vẽ thiết kế), công tác kê sắt và rửa hố móng, hay công tác đổ bê tông và dầm dùi cho móng băng.
Phương pháp thi công móng cọc
Móng cọc có độ chắc chắn nhất trong 3 loại móng, được ưu tiên cho công trình biệt thự lớn hay địa chất yếu. Nên biện pháp thi công móng cọc biệt thự, nhà phố đòi hỏi kỹ thuật cao hơn. Một số lưu ý khi thi công móng cọc bạn cần quan tâm như:
- Tạo khuôn đài móng, đà giằng và đà kiềng bằng cách xây gạch cháy.
- Thi công ép cọc theo bản vẽ thiết kế về vị trí, kích thước và chiều sâu cọc. Loại móng cọc thường dùng cho nhà phố, biệt thự là cọc ép bê tông cốt thép với kích thước cọc 250x250, cọc ép 4 cây phi 16, lót bê tông đá 1x2 mác 250, cọc ép ly tâm cường độ cao đường kính d=250-300 mác 600-800. Chiều sâu ép theo bản vẽ thiết kế.
- Ép thử tải trước khi ép đồng loạt.
- Nếu biệt thự thiết kế theo kiểu đổ bê tông cốt thép sàn trệt thì cần thực hiện đổ bê tông cho phần móng, đà giằng, đà kiềng và sàn tầng trệt.
- Tưới nước để đảm bảo chất lượng bề mặt bê tông sà trệt, bê tông móng.
Công tác nghiệm thu
- Thi công móng xong, đơn vị thi công sẽ tiến hành nghiệm thu với chủ đầu tư dựa trên biên bản công tác bê tông móng.
Lưu ý: Đây là các biện pháp thi công nhà thấp tầng, biệt thự thấp tầng. Biện pháp thi công toà nhà từ 7 tầng trở lên yêu cầu kỹ thuật phức tạp hơn. Phần đào đất cho móng cọc toà nhà cao tầng cũng tương tự như nhà dân dụng thấp tầng. Chọn phương án đào tay hoặc cơ giới phù hợp tùy theo điều kiện mặt bằng thi công. Đục đầu cọc để liên kết với đài móng theo cao độ trong bản vẽ thiết kế. Lưu ý trước khi đục phải cắt viền theo chu vi của cọc để tránh làm bể cọc.
Công tác thi công công trình ngầm
Cần thực hiện đúng quy trình bởi đây là hạng mục thi công quan trọng và rất khó có thể xử lý, sửa chữa nếu gặp sự cố. Công trình ngầm bao gồm hầm tự hoại và các hố ga thoát nước.
Thi công hầm tự hoại
- Dùng kỹ thuật tương tự phần móng nhà để xác định cao độ hầm và thi công đào đất, lót bê tông và móng đáy bể.
- Xây thành bể tường dày 200 bằng gạch ống theo kích thước trong bản vẽ thiêt kế đã cấp phép. Đặt ống thoát theo cao độ trong bản vẽ. Bể được chia thành 3 ngăn, bể chứa, lắng, lọc tô trát để hoàn thiện mặt trong thành bể, rồi chống thấm bằng phụ gia hoặc hồ dầu đặc.
- Thi công nắp hầm bằng bê tông cốt thép (BTCT) theo kích thước trong bản vẽ.
Thi công hố ga thoát nước
- Kỹ thuật thi công tương tự như hầm tự hoại.
- Khi lắp hố ga thi công luôn hệ thống chống hôi.
Một lưu ý nhỏ là không nên để đường ống thoát nước đi xuyên qua các kết cấu bê tông phần này, sẽ ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của các cấu kiện.
Thi công đà kiềng, đà giằng
- Thi công đào đất đúng cao độ.
- Thi công lớp bê tông lót, cốt thép, cốp pha theo bản vẽ thiết kế đã được cấp phép.
- Kiểm tra và vệ sinh kỹ lưỡng cổ cột, tưới nước và tưới hồ dầu cột trước khi đổ bê tông, nhớ dầm dùi kỹ.
Sau khi thi công xây dựng phần chìm, chúng ta sẽ tiến hành biện pháp thi công phần nổi (gồm cột, dầm, sàn, tường bao).
Thi công phần cột
- Trước khi thi công cột phải xác định lại tim cột, ke cho vuông góc.
- Xác định và kiểm tra cao độ sàn tầng trệt. Từ đó gia công cốt thép, lắp dựng và đổ cột thép theo bản vẽ đã được cấp phép.
- Thi công lắp dựng cốp pha, điều chỉnh độ thẳng đứng của cột không được vượt quá 1.5 cm.
- Xác định cao độ đổ bê tông cột, vệ sinh đầu cột thật sạch, dùng hồ dầu hoặc phụ gia để liên kết bê tông cũ và mới.
Thi công dầm sàn bê tông cốt thép
Đây là phần cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến kết cấu của ngôi nhà. Một số hạng mục xây dựng nhà biệt thự quan trọng trong phần này bao gồm:
Công tác lắp dựng cốp pha
- Xác định cao độ dầm và kích thước dầm theo kích thước trong bản vẽ thảo luận biện pháp thi công dầm sàn.
- Thi công lắp dựng ván khuôn cho dầm. Kiểm tra cao độ thăng bằng, tim trục, vị trí dầm đặt lên đầu cột, dầm phụ, và dầm cho sàn âm.
- Dùng cây chống tăng bằng sắt chống đỡ cho dầm.
- Lắp dựng hệ thống đỡ cốp pha cho sàn, dùng hệ chống đỡ giàn giáo 1.5 m, 1.7 m tùy theo cao độ, hệ xà gồ 2 lớp (lớp 1 40x80x1.4, lớp 2 40x40 hoặc 50x50) theo hệ chống nhà cao tầng nên đảm bảo an toàn tuyệt đối khi áp dụng cho nhà phố tải trọng nhỏ.
- Dùng tôn lợp sàn.
Công tác thi công lắp đặt cốt thép
- Lắp dựng cốt thép cho hệ dầm sàn. Gia công cốt thép chịu lực, thép đai.
- Lắp dựng cốt thép dầm trước và sàn sau theo bản vẽ thiết kế đã được cấp phép.
- Sau đó dùng cục kê sắt cho thép dầm và sàn. Thông thường kê sàn là 1.5 cm còn kê dầm là 2.5 cm theo TCVN.
- Sau khi đã hoàn thành phần sắt và phần ghép cốp pha, cho thi công phần chờ của điện nước.
Công tác đặt ống thoát nước sàn , ban công, toilet,...
- Đặt ống luồn dây điện (sử dụng ống cứng) thông lên tầng.
Công tác đổ bê tông sàn
- Tiến hành kiểm tra cốt thép và chỉnh sửa thép.
- Kiểm tra lại hệ cây chống hệ cốp pha sao cho không hở kính quá lớn.
- Cần tăng cường thêm cây chống để quá trình đổ bê tông thêm an toàn.
- Dọn vệ sinh sạch sẽ và xịt nước rửa sắt.
- Tiến hành đổ bê tông kiểm tra độ sụt, mác ... (nếu là bê tông tươi nhà máy).
Thi công xây tường bao
Công tác xây dựng tường trong biện pháp thi công nhà biệt thự phần thô cần phải lấy tim, mực để tường được phẳng, không cong vênh. Có các cách xác định độ thẳng của tường khác nhau, nhưng:
- Đối với tường ngắn: Đa số sẽ dùng dây nhợ hoặc thước nhôm 2m. Vệ sinh sạch sẽ , trét hồ dầu cột và dầm chuẩn bị xây cho liên kết với cấu kiện BTCT tốt hơn. Xây kè chân 3 lớp gạch đinh sau đó mới xây gạch ống